Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Một số biện pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp ngành thép

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, tính hình sản xuất và tiêu thụ thép trong tháng 3/2009 chưa có chiều hướng khả quan. Các biện pháp kích cầu của Chính phủ (chủ yếu là biện pháp tài chính và hỗ trợ lãi suất) đang trong giai đoạn triển khai ban đầu, tiêu thụ thép do các công trình được vay vốn ưu đãi của Nhà nước cũng còn tiến hành chậm, do vậy ngành thép khó hy vọng đạt mức tiêu thụ bình quân của các năm trước.

 Ngày 4/3/2009, Liên hiệp hội các doanh nghiệp ngành hàng Việt Nam đã cùng họp bàn và trình Công văn 01/CVLHH lên Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành để đề xuất một số biện pháp nhằm thực hiện chủ trương kích cầu đầu tư và tiêu thụ sản xuất trong nước, nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp:

Thứ nhất, kiến nghị Thủ tướng xem xét chỉ đạo các dự án đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước phải mua nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị sản xuất trong nước để tạo việc làm cho người lao động đang có nguy cơ mất việc do doanh nghiệp không có đơn hàng, để kích cầu và tăng cường thị trường nội địa hoá sản phẩm. Theo Chủ tịch Hiệp hội Thép, các vốn viện trợ cho vay ODA của các nước cũng đều có quy định bắt buộc phải mua sản phẩm sản xuất từ các doanh nghiệp nước cho vay.

Thứ hai, chỉ định thầu hạơc tổ chức đấu thầu trong nước đối với các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách, nếu các DN nước ngoài tham gia đấu thầu phải liên doanh hoặc làm thầu phụ, DN trong nước là ngwoif đứng đầu liên doanh thầu.

Thứ ba, tiếp tục đề nghị giảm thuế VAT (hiện là 5%) xuống còn 1-2% đối với các sản phẩm cơ khí, sắt thép, gạch ốp lát, sứ vệ sinh, kính, thuỷ tinh.

Thứ tư, đề nghị Nhà nước dành nguồn vốn hỗ trợ các chương trình kích cầu, giới thiệu sản phẩm trong nước, chào hàng bán sản phẩm cho thị trường trong và ngoài nước, bởi vì hiện nay do kinh phí eo hẹp nên các chương trình quảng bá, kích cầu chỉ làm cầm chừng, chưa có quy mô lớn; nguồn vốn này nên giao cho các hiệp hội ngành hàng chủ trì,

(Vinanet)

ĐỌC THÊM