Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Lãi lỗ nghìn tỷ: Kẻ khóc, người cười

  Đến thời điểm này, phần lớn các doanh nghiệp niêm yết đã công bố kết quả báo cáo tài chính năm 2016. Bên cạnh các doanh nghiệp lãi lớn còn có những ông lớn đang lỗ nghìn tỷ, thậm chí chênh vênh trên “bờ vực”.

Thống kê của BizLIVE trên 744 doanh nghiệp sản xuất đã công bố báo cáo tài chính, có 57 doanh nghiệp báo lỗ và 687 doanh nghiệp báo lãi.

Trong đó, có tới 20 doanh nghiệp lãi trên nghìn tỷ. Tổng lợi nhuận sau thuế của 20 doanh nghiệp này chiếm hơn 57,5% tổng lợi nhuận sau thuế của tất cả các doanh nghiệp báo lãi.

Trong 20 doanh nghiệp lãi nghìn tỷ, thống kê cho thấy nhóm ngành Thực phẩm có nhiều doanh nghiệp lãi nghìn tỷ nhất, tổng cộng 4 trên 20 doanh nghiệp, đó là: CTCP Sữa Việt Nam (mã VNM), CTCP Tập đoàn Masan (mã MSN), CTCP Hàng tiêu dùng Masan (mã MCH) và CTCP Tập đoàn Kido (mã KDC).

Đứng thứ hai là các doanh nghiệp theo nhóm ngành Bất động sản, tổng cộng 3 trên 20 doanh nghiệp: đó là Tập đoàn Vingroup – CTCP (mã VIC), CTCP Tập đoàn Novaland (mã NVL) và CTCP Phát triển Đô thị Nam Hà Nội (mã NHN).
Hai "đại gia" ngành thép là CTCP Tập đoàn Hoa Sen (mã HSG) và CTCP Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG) cũng đều lọt vào top này.

Năm nay, VNM vượt mặt GAS trở thành quán quân với lợi nhuận sau thuế đạt gần 9.364 tỷ đồng. Kết quả này đạt được đến từ việc tỷ trọng và cơ cấu các nhóm sản phẩm bán ra có sự thay đổi, theo hướng tập trung vào các nhóm ngành hàng có hiệu quả hơn. Ngoài ra, doanh thu tăng tốt phần lớn nhờ doanh nghiệp đã đầu tư rất mạnh vào khâu quảng cáo, tiếp thị nhằm tiếp cận tốt hơn tới người tiêu dùng.

Trong khi đó, từ vị trí lãi lớn nhất trong nhiều năm, GAS lại có một năm sụt giảm mạnh về cả doanh thu lẫn lợi nhuận, khiến lợi nhuận sau thuế 2016 của GAS giảm 18%, đạt 7.237 tỷ đồng.

HPG có một năm tăng trưởng khá mạnh khi đạt doanh thu thuần 33.283 tỷ đồng, tăng 21%, lợi nhuận sau thuế đạt 6.606 tỷ đồng, tăng trưởng 89% so với năm 2015. Đây là năm đạt doanh thu và lợi nhuận sau thuế cao nhất của HPG. VIC cũng tăng trưởng cao khi ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 3.505 tỷ đồng, tăng gấp hơn 2,3 lần so với cùng kỳ năm trước và đã vượt 17% so với kế hoạch đã được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2016.

Góp mặt trong danh sách lãi nghìn tỷ còn có những doanh nghiệp mới lên sàn, bao gồm CTCP Bia – Rượu – Nước Giải khát Sài Gòn (SAB), CTCP Hàng Tiêu Dùng Masan (MCH) CTCP Tập đoàn Novaland (NVL), CTCP Đường Quảng Ngãi (QNS), CTCP FPT Telecom (FOX).

Ngậm ngùi báo lỗ nghìn tỷ

Trong khi đó, ở một mảng màu khác, trong khi năm 2015 không có doanh nghiệp nào lỗ trên 1.000 tỷ thì năm 2016 gọi tên 2 doanh nghiệp với tổng lỗ chiếm đến hơn 38,5% tổng lỗ lũy kế của 57 doanh nghiệp báo lỗ.
Hai doanh nghiệp này là CTCP Tập đoàn kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (mã TTF), và CTCP Hoàng Anh Gia Lai (mã HAG).

CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (mã TTF) có một năm nhiều biến động, bắt đầu từ khoản lỗ đột biến trong quý II/2016 khi phải trích lập cho hàng tồn kho bị thiếu sau kiểm kê. Lợi nhuận sau thuế 2016 của TTF đã xuống mức âm 1.629,2 tỷ đồng, vượt quá vốn điều lệ thực góp là 1.446,08 tỷ đồng.

Với kết quả này, TTF đang đứng trước nguy cơ bị hủy niêm yết.

Trong khi đó HAG lại tiếp tục một năm lao dốc khi công ty lỗ sau thuế 1.414,6 tỷ đồng. Đây là trường hợp khá đáng tiếc khi chi phí tài chính là gánh nặng kéo tụt kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Cùng với đó, công ty con là HAGL Agrico cũng suýt chạm mức lỗ nghìn tỷ (-989 tỷ đồng).

Danh sách lỗ lớn nhất sàn chứng khoán còn có thêm bộ đôi OGC và OCH cùng với những cái tên JVC, VOS.

Nguồn tin: Bizlive

ĐỌC THÊM