Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Kinh tế Mỹ: Sức mạnh của sự lạc quan

Khi mọi việc tốt đẹp, người ta nói rằng nước Mỹ đang được hưởng một nền kinh tế kiểu Goldilocks (chỉ mọi thứ đều vừa đủ). Tăng trưởng vừa đủ nhanh để tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn nhưng không quá nhanh để làm bùng nổ lạm phát.

Tương tự, hôm nay người ta có thể nói rằng chúng ta đang có một nền kinh tế kiểu Oscar-the-Grouch. Tin tốt ngày càng hiếm. Sự bi quan đang lan nhanh. Tăng trưởng quá mờ nhạt. Nhưng vẫn có nhữn tin tức thực sự tốt lành – và chúng đáng được quan tâm.

Rõ ràng nhất là từ thị trường lao động. 162.000 việc làm tăng thêm trong tháng 3 là con số lớn nhất trong vòng 3 năm. Số lượng thất nghiệp tạm thời đã hạ xuống bằng với mức trước khủng hoảng. Việc tạo thêm việc làm mới đã chấm dứt thời kỳ lao dốc. Các thống kê còn cho thấy nhiều hơn.

Một thống kê thực hiện trên các lãnh đạo các tập đoàn tại hội nghị bàn tròn doanh nghiệp cho thấy 29% dự đoán việc làm sẽ tăng lên trong vòng 6 tháng tới, và chỉ có 21% số người nghĩ ngược lại; đây là lần đầu tiên từ mùa thu năm 2008 số lượng CEO muốn thuê thêm nhân công nhiều hơn số người muốn sa thải.

Trong tháng 3, Liên minh các doanh nghiệp độc lập (NFIB), một hiệp hội của các công ty nhỏ, không tìm thấy một sự cắt giảm lao động nào – lần đầu tiên kể từ tháng 4 năm 2008.

Một thông tin khích lệ nữa là sự khốc liệt của cuộc suy thoái vừa qua đã để lại một lượng cầu tiềm ẩn lớn. Mark Zandi đến từ Moody’s Economy.com cho biết nhu cầu nhà ở (mua nhà mới, sửa chữa nhà cũ) vào khoảng 1,85 triệu nhà/năm. Trong khi đó, việc xây mới nhà đất và các căn hộ chung cư chỉ tạo ra khoảng 600.000 nhà/năm.

“Chúng ta đang có một lượng lớn nhà chưa bán nằm trong kho,” Zandi nói, “nhưng nhu cầu nhà ở sẽ lại tăng.” Lập luận này cũng đúng với ô tô và xe tải: doanh số giảm 16,2 triệu chiếc năm 2007 xuống còn 10,4 triệu năm 2009. Những con số này đang chuẩn bị để tăng lên.

Một dấu hiệu tốt nữa là vị thế tiền mặt mạnh của Mỹ, phản ánh những sự cắt giảm sâu của việc làm và chi phí đầu tư. Năm 2009, dòng tiền mặt của các doanh nghiệp chiếm khoảng 11% GDP, mức cao nhất trong vòng nửa thế kỷ. Các công ty tin răng những điều tồi tệ nhất đã qua, họ dành tiền mặt để “đánh cược vào sự phục hồi” bằng cách nối lại các dự án đầu tư đã bị hủy. Dự đoán chi tiêu của các doanh nghiệp danh cho thiết bị, máy tính, phần mềm sẽ tăng 9,6% trong năm 2010.

Một nguyên nhân gây nên sự bi quan là kinh tế Mỹ đang trải qua một sự thay đổi về căn bản – và kết quả của sự chuyển đổi này như thế nào vẫn đang là một câu hỏi lớn.

Kể từ những năm 1980, sự thịnh vượng của nước Mỹ ngày càng phụ thuộc vào việc kinh doanh bất động sản và chi tiêu của người tiêu dùng dựa trên tiền đi vay. Năm 1991, hoạt động kinh doanh nhà đất và chi tiêu người tiêu dùng chiếm 70% GDP; con số này năm 2005 là 76%. Sự tăng trưởng này đã chấm dứt, bởi nhiều gia đình đã vay tiền quá nhiều, chi tiêu quá mức và tiết kiệm quá ít.

Với việc người Mỹ trả lại nợ và tập trung tiết kiệm, chi tiêu người tiêu dùng và kinh doanh nhà đất đã giảm đi. Năm 2009, tỷ lệ trên GDP của 2 hoạt động này chỉ còn 73%. Do đó nền kinh tế Mỹ cần một động lực phát triển mới.

Xuất khẩu và các hoạt động đầu tư liên quan là những ứng viên sáng giá. Điều này bao gồm và các thiết bị đăt tiền (như máy ủi, hay là con chip của Intel) và các dịch vụ phực tạp (thiết kế kiến trúc, khoan dầu). Nhưng không ai biết xuất khẩu có thể làm tốt đến mức nào. Chủ nghĩa bảo hộ có thể sẽ sống dậy nếu như “mọi quốc gia đều coi xuất khẩu là đầu tàu cho sự phục hồi.”

Nguồn gốc sâu xa hơn của sự bi quan là đòn giáng mạnh đến từ cuộc suy thoái.

Không giống như các cuộc suy thoái thời kỳ hậu thế chiến thứ 2 khác, các gia đình thượng lưu cũng bị ảnh hưởng và sợ hãi, bởi cố phiếu và nhà của họ bị mất giá và họ bị mất việc, hay ít nhất là có nguy cơ mất việc.

Tổng số việc làm mất đi là 8,4 triệu. Trong số những người thất nghiệp, 44% đã phải ngồi không trong nửa năm hoặc hơn; con số cao nhât trong các cuộc khủng hoảng trước đây là 26% vào tháng 6 năm 1983. Khoảng một nửa số nhân công mất việc trong độ tuổi từ 45-61 mất việc trong vòng 6 tháng hoặc hơn; khoảng một phần 3 số người mất việc hơn 1 năm. Phần lớn những lao động kỳ cựu bị thất nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm được công việc mới.

Kế hoạch cho cuộc sống bị đảo lộn. Tờ Wall Street Journal đã phỏng vấn một giám đốc đầu tư có mức lương lên tới 6 con số vừa bị sa thải bởi General Electric, cho biết ông không thể tìm được việc mới mà lo lắng về việc làm thế nào để có thể cung cấp cho con gái út của ông học đại học.

Tâm lý chung của công chúng đang xấu đi, bởi hầu hết các biến cố đều không lường trước được. Người dân và các doanh nghiệp đang cẩn trọng hơn, tự lập các hàng rào bao quanh mình trước những gì họ chưa biết. Nếu những điều khó lường xảy ra một lần, nó sẽ có thể xảy ra lần nữa.

Những mối quan ngại là không thực tế, đặc biệt khi tính đến các vấn đề dài hạn của Mỹ (thâm hụt ngân sách, xã hội già đi, chính quyền các bang và địa phương yếu). Tuy thế, sự u ám có thể sẽ đi quá mức, cũng như sự lạc quan của nền kinh tế kiểu Goldilocks bị đẩy lên quá cao. Tâm lý đám đông thay đổi cũng sẽ điều chỉnh nền kinh tế.

Sự châm biếm của tâm trạng bị quan hiên nay đó lá, với việc nội sợ lớn nhất của người dân chưa được nhìn rõ, nó có thể giúp cho nền kinh tế một động lực bất ngờ để tiến lên.

Bài viết thể hiện quan điểm của nhà báo Robert J. Samuelson, tác giả của “The Great Inflation and Its Aftermath: The Past and Future of American Affluence” và “Untruth: Why the Conventional Wisdom Is (Almost Always) Wrong.”. Samuelson là cây bình luận về kinh tế và toàn cầu hóa nổi tiếng trên Newsweek.

Newsweek

ĐỌC THÊM