Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Khi sắt "hot" hơn cả vàng và dầu

- Dầu mỏ, vàng và gạo là những hàng hóa thường hay choán các tít báo nhưng đối với những quốc gia như Trung Quốc và Australia, giá quặng sắt, thứ có thể quyết định nền kinh tế của họ thịnh hay suy, mới là điều quan trọng.

Hàng tháng trời, Trung Quốc bị tắc trong một cuộc bàn cãi căng thẳng, bí mật về giá quặng sắt với các nhà khai mỏ hàng đầu thế giới. Trung Quốc đã từ chối giá mà các nhà sản xuất thép ở các nước lớn khác như Nhật Bản và Hàn Quốc vốn đã ưng thuận.

Mặc cả giá là một nghi thức thường niên đem Trung Quốc, giờ là nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới, ra đấu với các nước xuất khẩu như Australia khi mỗi bên đều hành động vì lợi ích quốc gia cao nhất.

Trong lần leo thang căng thẳng gần đây nhất trong các thương vụ đàm phán năm nay, Trung Quốc đã bắt một công dân Australia, đàm phán viên quan trọng của một trong những hãng khai mỏ lớn của thế giới Rio Tinto, và buộc tội người này đánh cắp các bí mật quốc gia. Ba công dân Trung Quốc làm cho Rio Tinto cũng đã bị giam giữ.

Bất kể các tình tiết buộc tội như thế nào, việc bắt giữ nhấn mạnh tầm quan trọng ngày càng lớn và mức độ nhạy cảm cao độ của thứ mà đối với người ngoài cuộc có thể là bí hiểm và khó hiểu: quặng sắt.

Quặng sắt có thể không đòi hỏi độ chú ý về mặt chính trị cao như dầu mỏ-thứ mà vì đó các cuộc chiến tranh nổ ra-nhưng quặng sắt đứng trong hàng ngũ những hàng hóa quan trọng nhất trên thế giới, nguyên liệu chính trong thép, chất liệu dùng trong xây dựng, xây cầu và tàu.

Trung Quốc, hiện đang nới rộng các thành phố với tốc độ nhanh, nhập khẩu khoảng một nửa nguồn cung quặng sắt thế giới mỗi năm. Nhật Bản, nước nhập khẩu quặng sắt lớn thứ hai trên thế giới, nhập khẩu khoảng 15% nguồn cung này. Tiếp theo là Hàn Quốc, Đức và Pháp.

Hàng năm, các công ty (các hãng khai mỏ và các nhà sản xuất thép) vẫn họp kín đàm phán về giá cả và các cuộc thương thuyết có thể kéo dài tới tận 6 tháng để định giá nhiều loại quặng sắp được vận chuyển suốt năm sau.

(Vitinfo)

ĐỌC THÊM