Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

HRC: Mối hiểm họa mang tên "tăng giá"

Trong thời gian gần đây, giá HRC tăng nhanh chóng với biên độ “chóng mặt”. Tuy nhiên, theo ông Li Zhongshuang-giám đốc điều hành hãng thép Ruikun Materials ở Thượng Hải, đây chưa hẳn là tín hiệu đáng mừng cho ngành thép Trung Quốc. Đằng sau sự tăng giá phi mã trong thời gian vừa qua tiềm ẩn một mối hiểm họa khá lớn.

Lật lại lại lịch sử giao dịch HRC, trong tuần trước, HRC đã tăng khoảng 100-200 RMB/tấn (15-29 USD/tấn). Cuối tuần, HRC SPHC dày 1.8mm được chào bán với mức giá 4,700 RMB/tấn (688 USD/tấn). Loại dày 2.0m có giá 4,630 RMB/tấn (678 USD/tấn). 2.75mm có giá 4,400 RMB/tấn (644 USD/tấn); 3.0mm có giá 4,350 RMB/tấn (637 USD/tấn). 4.0mm có giá 4,330 RMB/tấn (634 USD/tấn); 4.75mm giá 4,300 RMB/tấn 630 USD/tấn). Các sản phẩm dày 4.75mm tiêu chuẩn Q235B có giá 4,020 RMB/tấn (589 USD/tấn).

Nhu cầu của người tiêu dùng đã có dấu hiệu hồi phục lại, điểm hình là các nhà máy gia công thép tấm/cuộn mạ đã đẩy mạnh hoạt động mua bán HRC, công ty Ruikun cũng đã giao dịch khoảng 5,000 tấn trong tuần vừa rồi.

Tại sao giá thép cuộn cán nóng lại tăng mạnh? Nguyên nhân quan trọng và được chú ý nhất có lẽ là cầu thị trường đã hồi phục lại do sự hỗ trợ khá tốt của thời tiết thuận lợi.

Thứ hai, thị trường thép thế giới đã hồi phục lại, đồng nghĩa với “gã khổng lồ” xuất khẩu HRC/CRC -Trung Quốc “thức tỉnh”.

Giá quặng và than cốc tăng không ngừng nghỉ cũng là nguyên nhân khiến các nhà máy phải đẩy giá các sản phẩm thép lên.

Còn phía các nhà máy cũng thi nhau tăng giá với lý do muôn thuở là nhu cầu được cải thiện để gia tăng lợi nhuận của mình.

Như vậy, hầu như các yếu tố quan trọng của thị trường đều hỗ trợ cho sự tăng giá HRC lần này.

Vấn đề đáng lo ngại là giá thép tăng quá nhanh. Các doanh nghiệp nên thận trọng với mối hiểm họa “bong bóng” thép đã từng xảy ra năm 2008 và có nguy cơ quay trở lại nếu giá cứ tiếp tục đà tăng trưởng “nóng” như hiện tại.

Giá thép tăng khiến nhà đầu tư chần chừ trong việc bán hàng do họ luôn kỳ vọng giá sẽ cao hơn trong tương lai. Doanh nghiệp thì chờ giá lên, nhà máy liên tục trữ hàng để bán với giá cao. Nhưng các nhà máy không hề tính đến khả năng “quá tải” của thị trường khi lượng hàng tồn quá nhiều và sẽ đẩy giá đi xuống trở lại, thậm chí rớt giá trầm trọng.

Do đó, các doanh nghiệp nên cẩn trọng và tỉnh táo hơn trong hoạt động kinh doanh và trữ hàng dưới áp lực “muôn thuở”-hàng tồn kho, nhưng bây giờ với mức độ nặng nề hơn.

Cho đến bây giờ vẫn chưa có một cơ sở chắc chắn nào khẳng định rằng thị trường xuất khẩu Trung Quốc sẽ phát triển trở lại như lúc trước. Thống kê trong tháng 2 cho thấy lượng thép thành phẩm xuất khẩu chỉ đạt 2.49 triệu tấn, giảm 0.4 triệu tấn so với hồi tháng 1. Nếu hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc phát triển mạnh mẽ thì rào cản thương mại từ các nước sẽ ngày càng chặt chẽ hơn. Khả năng hồi phục lại không nhiều lắm.

Còn thị trường trong nước cũng không mấy lạc quan khi chính phủ quyết định sẽ quy hoạch và khống chế lại đất phục vụ xây dựng bất động sản. Đồng nghĩa với việc hạn chế nhu cầu sử dụng thép, mảng thép xuất khẩu của Trung Quốc đã gặp khá nhiều khó khăn trên trường quốc tế, nay con đường quay lại thị trường nội địa cũng chông gai không kém.

Nói như trên không có nghĩa là có cái nhìn bi quan về thị trường trong tương lai của thép Trung Quốc. Đây chỉ là lời cảnh báo các doanh nghiệp nên thận trọng hơn. Nếu giá HRC tăng trưởng quá nhanh và nóng như hiện tại thì các nhà máy và doanh nghiệp đang tự đẩy mình vào chỗ khó khăn.

Sacom

ĐỌC THÊM