Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Gang thép Thái Nguyên gửi đơn cầu cứu: Không thể cứu mãi

 GS.TS Đặng Đình Đào khẳng định nhà nước không thể cứu mãi TISCO mà cần phải làm theo đúng quy định của pháp luật.

Nguy cơ thị trường nhập phế liệu không đạt chuẩn

Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO) vừa có đơn cầu cứu khẩn cấp gửi Tổng cục Hải quan, Tổng cục Môi trường và Cục Hải quan Hải Phòng đề nghị tháo gỡ khó khăn và giảm thiểu thiệt hại cho doanh nghiệp trong việc nhập khẩu thép phế liệu khi đang làm thủ tục xin giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.

Đại diện TISCO cho rằng, quyết định của Tổng cục Hải quan, chỉ xem xét giải quyết thủ tục thông quan đối với các trường hợp nhập khẩu phế liệu khi đã đáp ứng đủ điều kiện, hồ sơ nhập khẩu sẽ khiến công ty này phải chịu rất nhiều thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến uy tín của công ty.

Trước vấn đề trên, trao đổi với Đất Việt, GS TS Đặng Đình Đào - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, Đại học KTQD Hà Nội khẳng định cần phải làm đúng theo các quy định của pháp luật, không nhân nhượng cho bất cứ doanh nghiệp nào khi liên quan đến các vấn đề về môi trường.

Gang thep Thai Nguyen gui don cau cuu: Khong the cuu mai
GS.TS Đặng Đình Đào khẳng định nhà nước không thể cứu mãi TISCO mà cần phải làm theo đúng quy định của pháp luật.

“Đơn cầu cứu của TISCO thì không thể giải quyết được mà phải làm theo đúng quy định của pháp luật. Việc nhập khẩu phế liệu thì không thể ưu đãi cho bất kỳ doanh nghiệp nào, dù là nhà nước khi họ chưa đáp ứng được điều kiện về môi trường để nhập khẩu.

Ưu tiên một doanh nghiệp thì các đơn vị khác thế nào? Nó sẽ tạo thành tiền lệ xấu, các doanh nghiệp đua nhau xin ưu đãi của nhà nước. Cuối cùng Việt Nam lại trở thành một thị trường toàn nhập phế liệu không đạt tiêu chuẩn, nguy hiểm cho môi trường, cho nhiều địa phương và các ngành khác nữa”, GS. TS Đào khẳng định.

Vị chuyên gia cũng đặc biệt nhấn mạnh đến nghịch lý, một doanh nghiệp được đầu tư hàng nghìn tỷ USD như TISCO lại đang phải nhập thép phế liệu từ nước ngoài về trong nước để sản xuất, luyện kim.

“Giao lưu thương mại là chuyện không chỉ diễn ra tại Việt Nam mà nhiều nước khác trên thế giới họ cũng tiến hành nhập các sản phẩm sắt, thép. Tuy nhiên tôi cho rằng, việc nhập thép phế liệu để sản xuất thành thép thành phẩm thì chất lượng không đảm bảo mà rủi ro ô nhiễm môi trường cũng cao hơn.

Việc đầu tư hàng nghìn tỷ đồng cho nhà máy gang thép Thái Nguyên và giờ sử dụng thép phế liệu để kinh doanh là một nghịch lý. Đã đến lúc chúng ta cần phải xem lại vấn đề này”, vị chuyên gia nhấn mạnh.

Doanh nghiệp tư nhân thành công, TISCO lao đao

Để chứng minh việc kinh doanh kém hiệu quả của TISCO, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, Đại học KTQD Hà Nội đưa ra một so sánh với Tập đoàn Hòa Phát.

Theo vị chuyên gia, trong số các doanh nghiệp sản xuất thép hiện nay tại Việt Nam chỉ có Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên và Công ty thép Hòa Phát có quy mô lớn. Trong khi các dự án của Hòa Phát thì thu được những kết quả khả quan, mang lại nguồn lợi nhuận cao thì TISCO vẫn đang lao đao chưa tìm ra cách khắc phục khó khăn.

Câu hỏi được vị chuyên gia đặt ra là tại sao dù cách làm tương tự nhau, máy móc đầu tư cùng từ Trung Quốc nhưng dự án của tư nhân thì có lãi còn dự án nhà nước thì lao đao.

Thứ nhất phải nói đến là vấn đề dây truyền công nghệ. Dù cùng là công nghệ Trung Quốc nhưng không phải lúc nào công nghệ của họ cũng dở, cũng kém. Trung Quốc cũng có rất nhiều đơn vị, nhà máy với công nghệ đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cao.  Quan trọng là chúng ta lựa chọn máy móc nào.

Việc công nghệ của TISCO đã được thấy rõ, nó lạc hậu, bây giờ mà thay đổi là cả  một vấn đề.

Thứ hai là bộ máy quản lý của TISCO vốn là một doanh nghiệp nhà nước tồn tại từ lâu. Bộ máy còn cồng kềnh, tư duy và cách làm ăn cũ, vẫn chưa thoát nên khó tạo ra hiệu quả.

TISCO đáng lẽ phải vai trò là đầu tàu trong ngành luyện kim của Việt Nam nhưng từ khi dính vào công nghệ Trung Quốc đã kéo theo rất nhiều điều không tốt. TISCO cũng có một thời được đánh giá cao, nhưng hiện nay thì chưa tìm cách nào để tháo gỡ được khó khăn”, GS.TS Đào nhấn mạnh.

Nhà nước không thể “cứu” mãi

Nhìn nhận về những khó khăn hiện nay của TISCO kèm theo dự báo tối về nhu cầu thép trên thị trường, vị chuyên gia khẳng định cần phải có kế hoạch dài hạn với nhà máy gang thép Thái Nguyên chứ không thể lúc nào nhà nước cũng “cứu”.

“Sắp tới hiệp định thuế quan vào thì thép Việt Nam sẽ không thể cạnh tranh với thép của Nga và của Belarus.

Hiệp định TPP 2018 vào thì Việt Nam còn khốn khó nữa. Thép các nước sẽ rõ ràng sẽ chất lượng hơn và rẻ hơn.

Nguồn tin: Đất Việt

ĐỌC THÊM