Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

FDI và bệnh thành tích

Khi biết Hiệp hội Thép Việt Nam tiếp cận được văn bản kiến nghị của Formosa, tập đoàn Tycoon cũng giật mình và tìm đến để giải thích những vấn đề xung quanh các kiến nghị đưa ra.

 

Hiệp hội cũng đưa ra ba tình huống trước những đề xuất của Formosa.

Thứ nhất là doanh nghiệp dự kiến đầu tư vào dự án lớn và họ cứ đề xuất như vậy và việc giải quyết hay không là do các cơ quan chức năng của Việt Nam quyết định. Thứ hai là thực sự khả năng tài chính của tập đoàn không như những gì họ nói nên buộc họ phải có những đề nghị trên. Khả năng thứ ba, có thể đây là cách để họ kéo dài việc thực hiện dự án.

thep 2 8

Còn đối với dự án thép của tập đoàn Tycoon ở Dung Quất, Quảng Ngãi, dù dự án đã được chuyển nhượng sang cho E-United, chuyển nhượng tháng 9, tháng 10 động thổ rồi làm rất chậm.

Cách đây hơn một tháng, chúng tôi có sang làm việc tại Trung Quốc, Hiệp hội Thép nước này cho biết không có việc doanh nghiệp nước ngoài 100% vốn được đầu tư trong lĩnh vực thép. Tỷ lệ đầu tư bị khống chế ở mức 30%. Việc cấp phép rất thận trọng chứ không như ở ta. Ở Việt Nam việc thu hút FDI dường như mới chú tâm đến việc cộng các con số vào để lấy thành tích.

" Các địa phương hiện lãnh đạo làm theo nhiệm kỳ nên họ cứ làm đại đi. Nhưng khi xảy ra rủi ro không ai chịu trách nhiệm. Làm hay thì được còn không hay thì cũng chả làm sao. Theo tôi, cần có nghị định về mời gọi đầu tư ra tấm ra món, mời những người làm đúng nghề chứ không mời những người có tiền" - Ông Nguyễn Tiến Nghi nói

Ở Trung Quốc, khi đồng ý cho nước ngoài vào, họ yêu cầu doanh nghiệp phải có công nghệ, hoạt động trong đúng lĩnh vực đó, tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong dự án là 30% và trong nước là 70%.

Để được chấp thuận làm dự án, nhà đầu tư phải trình dự án cho Ủy ban cải cách. Ủy ban này sẽ họp với các bộ ngành, với Hiệp hội Thép Trung Quốc để lấy ý kiến chung rồi thuê tư vấn để xem xét. Khi có đủ ý kiến từ các bên thì mới trình Chính phủ quyết.

Còn như ở Thái Lan các năm trước, khi Chính phủ muốn phát triển liên hợp luyện kim thì họ đưa ra chỉ đạo: Nên tìm đối tác thế nào và Chính phủ đứng ra lựa chọn. Họ chủ động tìm đến đối tác và mời vào chứ không để nhà đầu tư tự động vào. Với cách làm này họ tạo ra sự kiểm soát rất chặt và yên tâm về năng lực tài chính.

Còn ở ta, cách thu hút nhà đầu tư vào lĩnh vực thép như hiện nay là không ổn. Chúng ta từng có kinh nghiệm của siêu dự án ảo của chủ đầu tư "ma" Eminence tại Khu Kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa) với vốn đầu tư lên tới 30 tỷ USD. Đây là những bài học đáng nhớ.

Nhìn vào cả hai đại dự án thép mà báo Tiền Phong nêu (trong loạt bài Những đại dự án FDI vốn ảo - pv), cả hai chủ đầu tư đều không phải là những tập đoàn có thế mạnh về luyện kim, sản xuất thép. Trong khi năng lực tài chính cũng chưa được đánh giá một cách kỹ càng. Từ đây, đặt ra vấn đề thu hút vốn FDI của ta, nhất là với những đại dự án thép, cần được xem xét lại kỹ lưỡng.

Thứ nữa cần xem lại quy trình cấp phép các dự án lớn. Theo tôi, không nên để cho các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án 100% vì luyện kim là lĩnh vực đòi hỏi nguyên liệu cơ bản, là cơm là gạo cho ngành công nghiệp.

Tiền phong online


 

ĐỌC THÊM