Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Đồng loạt hạ lãi suất,vì khó tiếp cận, Doanh nghiệp vẫn " làm ngơ' ?

Ngay sau khi Ngân hàng nhà nước (NHNN) chính thức hạ trần lãi suất huy động thêm 1%, xuống còn 12%/năm, nhiều ngân hàng đã công bố hạ lãi suất đầu ra xuống tới vài %. Bên cạnh đó, một số ngân hàng còn tung các gói kinh tế ưu tiên cho doanh nghiệp (DN) trong lĩnh vực nông nghiệp và xuất khẩu với lãi suất thực sự ưu đãi.

 

Mặc dù các ngân hàng đã đồng loạt hạ lãi suất nhưng DN vẫn rất khó tiếp cận nguuồ vốn,

Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều DN, thì dù mức lãi suất các ngân hàng công bố quả thực hấp dẫn, song để tiếp cận được nguồn vốn này vẫn không phải là điều dễ dàng…

Tiền hô hậu ủng…

Tại buổi họp báo công bố hạ trần lãi suất, chính Thống đốc NHNN Nguyến Văn Bình đã khẳng định: khi điều chỉnh lãi suất huy động về 12%, lãi suất đầu ra theo đó sẽ giảm theo, tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn về vốn cho DN. Trong trường hợp nếu DN nào có đủ điều kiện vay vốn mà không tiếp cận đựơc vốn thì có thể gọi điện báo cho NHNN biết để có hướng xử lý… Mặc dù vậy, có một thực tế đang tồn tại, là khó khăn không hẳn chỉ ở phía ngân hàng, mà còn nằm chính ở nội tại của các DN.

Quyết định hạ 1% trần lãi suất huy động của NHNN mới đây dù khiến nhiều người thực sự bất ngờ nhưng trên thực tế, nó được đánh giá là điều cần thiết và thích hợp, đặc biệt trong bối cảnh mà con số DN phá sản không ngừng tăng cao. Ngay sau khi quyết định hạ lãi suất huy động của NHNN được công bố, chỉ một ngày sau, lãi suất đầu ra tại các ngân hàng đã có sự điều chỉnh mạnh. Hàng loạt ngân hàng lập tức tung ra các gói lãi suất cho vay DN với mức lãi suất đặc biệt hấp dẫn…

Nhằm Thực hiện những những giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN từ phía NHNN, ngay lập tức từ ngày 05/4/2012, Vietinbank tiếp tục hạ lãi suất cho vay. Riêng đối với lĩnh vực xuất khẩu, nông nghiệp nông thôn, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa… lãi suất cho vay ở mức từ 14-15%/năm. Đặc biệt, cho vay thu mua tạm trữ lúa gạo vụ Đông Xuân 2011-2012, lãi suất chỉ còn 12%/năm.

Ngày 12/4, BIDV tổ chức họp báo công bố giảm lãi suất cho vay từ 1,5 -  2,5 điểm phần trăm/năm so với mức cũ. Cụ thể, đối với cho vay ngắn hạn thông thường, lãi suất từ 14,5%/năm (giảm 2,5%/năm); cho vay trung, dài hạn thông thường, lãi suất từ 16%/năm (giảm 1,5%/năm); cho vay bất động sản áp dụng như cho vay thông thường. Đối tượng ưu tiên của BIDV là cho vay ngắn hạn đối với lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho vay phụ trợ, lãi suất từ 14%/năm (giảm 2%/năm); cho vay sản xuất, hỗ trợ xuất khẩu, lãi suất từ 13,5%/năm (giảm 2,2%); cho vay khắc phục hậu quả bão lũ, lãi suất từ 13%/năm (giảm 2%/năm)…

Một số ngân hàng cổ phần như: Sacombank, Eximbank, Seabank… cũng đồng loạt triển khai việc hạ lãi suất đầu ra với mức giảm mạnh. Trên trang Web của ngân hàng mình, Sacombank đã công bố sẽ dành 1.000 tỉ đồng cho các cá nhân, hộ gia đình trực tiếp sản xuất, canh tác trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp vay với lãi suất 12%/năm trong tháng đầu tiên, thời gian vay tối đa 12 tháng.
Eximbank dành 6.000 tỉ đồng với lãi suất 16,5%/năm (giảm bình quân 3 điểm phần trăm/năm so với mức cũ) cho vay đối với các DN xuất khẩu, DNVVN, cá nhân sản xuất kinh doanh cũng như hỗ trợ vốn mua nhà đối với người có thu nhập thấp…

DN vẫn khó tiếp cận

Đánh giá động thái hạ lãi suất của NHNN và hệ thống các NHTM Việt Nam, nhiều tổ chức, nhiều chuyên gia trong và ngoài nước đều có chung nhận định “đó là một hành động thiết thực, phù hợp và kịp thời điểm”. Rõ ràng, trong bối cảnh mà hàng vạn DN đều phản ánh là “khó khăn lớn nhất vẫn là vốn”, thì việc hạ lãi suất cho vay, đặc biệt là nới lỏng tín dụng đối với bất động sản là một tín hiệu vui đối với cộng đồng DN.

Tuy nhiên, theo khảo sát của phóng viên, tại thời điểm này, nhiều DN vẫn coi chuyện giảm lãi suất như… việc của ai.

Thủy sản là một trong những ngành được xếp vào lĩnh vực ưu tiên tín dụng. Nhưng theo ông Nguyễn Hữu Dũng – Phó chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) thì việc tiếp cận vốn của cả người dân lẫn DN hoạt động trong lĩnh vực thuỷ sản đang còn gặp nhiều khó khăn. Phần lớn nông dân không có tài sản thế chấp, sản xuất lại có rủi ro cao nên ngân hàng cũng không mặn mà cho vay vì thế tiếp cận vốn vẫn là điều khiến các hộ nuôi trồng thuỷ sản đau đầu. Đối với các DN trong ngành thì, ngay từ lần giảm lãi suất các đây một tháng, không ít DN đã khấp khởi mừng thầm, hy vọng sẽ tiếp cận được vốn giá rẻ. Thế nhưng, cả tháng nay vẫn trong cảnh “nằm chờ nuôi hi vọng”. Vì thế, lần này dù NHNN cương quyết hơn, nhưng nhiều DN vẫn còn hết sức hoài nghi khả năng vay được vốn lãi suất thấp…

Đại diện cho các DN ngành cà phê, ca cao, ông Lương Văn Tự - Chủ tịch Hiệp hội Cà phê, Ca cao Việt Nam cho rằng: Việc hạ lãi suất lần này được đánh giá là rất kịp thời. Mục đích của NHNN là giảm lãi suất huy động để giảm lãi suất cho vay, cứu hàng ngàn DN đang sản xuất đình đốn. Các DN xuất khẩu cà phê hy vọng sẽ vay được mức lãi suất 14-15% như NHNN nói. Tuy nhiên, quãng thời gian từ khi DN nộp hồ sơ đến khi được ngân hàng giải ngân thường kéo rất dài.  Đây cũng là một khó khăn làm lỡ không ít cơ hội của DN…

Cũng gặp khó khăn tương tự, các DN bất động sản cho rằng, hiện nay, lộ trình thẩm định của các ngân hàng đối với các dự án bất động sản vẫn kéo dài và còn nhiều bất cập. Đặc biệt, theo quy định, DN muốn vay được vốn mới thì phải trả được xong vốn vay cũ. Nhưng giữa bối cảnh thị trường BĐS đang “đứng im” như hiện nay, DN làm sao có khả năng trả nợ vốn cũ lãi suất cao để vay mới? Chính vì thế, nhiều chủ đầu tư có dự án đang hoàn thành tới 80%, mong muốn được vay vốn với lãi suất thấp để có thể hoàn thiện, thu hồi vốn, nhưng cũng đành ngậm ngùi… ngó lơ.Vì một núi nợ cũ đang cần các ngân hàng giảm lãi suất xuống để bơt gánh nặng trả lãi hàng tháng thì Ngân hàng vẫn bỏ ngơ "làm thinh" không cần biết ? có phải là khả năng của DN lúc này đã có thể vay thêm được đâu mà còn đang tìm cách thoat ra vì sức cùng lực kiệt rồi.

Như vậy có thể thấy, giải pháp cứu DN không chỉ trông chờ vào việc giảm lãi suất. Đó là điều kiện cần nhưng chưa thể đủ đề giúp DN vượt qua khó khăn. Nhiều ý kiến cho rằng, cùng với động thái giảm lãi suất thuần tuý, NHNN cũng nên xem xét để nới lỏng các điều kiện cho vay để DN thực sự có khả năng tiếp cận được nguồn vốn lãi suất phủ hợp. Hơn nưa cần phải có chính sách hạ lãi suất cho các khoản nợ cũ về mức hiện tại để các DN tháo gỡ dần và ổn định, phục hồi sản xuất kinh doanh.

Nguồn tin: Tamnhin