Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Đồng euro suy yếu sau chuỗi ngày tăng mạnh

Đồng euro giảm giá so với đồng đôla sau 5 ngày tăng giá liên tiếp. Giới đầu tư lo ngại khủng hoảng nợ công tại khu vực châu Âu chưa thể qua đi.

Đồng tiền chung giảm giá so với 14/16 đồng tiền chính khác trong rổ tiền tệ, thị trường chờ đợi kết quả nhóm họp của các Bộ trưởng Tài chính châu Âu ngày hôm nay, kỳ vọng sẽ tìm ra chiến lược mới chống lại cuộc khủng hoảng nợ đang công kéo dài.

Cụ thể, đồng euro giảm 0.3%, xuống còn 1.3307/ 1.3310- từ mức 1,3388 đôla tại New York vào ngày 14/1. Tỷ giá cặp EUR/JPY cũng tiến về vùng 110,70 yên- so với trước đó là 110,94 yên.

Đồng tiền chung cũng suy yếu khi giới đầu tư lo ngại đà tăng gần đây của euro so với dollar là quá nhanh và quá mạnh với 3,7%.

Trong khi đó, đồng đôla giao dịch tại 82.892/ 82.922, trượt nhẹ so với trước đó là 82,87 yên.

Tuần qua, châu Âu đã vượt qua hai phép thử quan trọng khi Tây Ban Nha cùng Italy và Bồ Đào Nha chào bán thành công một khối lượng khá lớn trái phiếu chính phủ, điều chứng tỏ các quốc gia này không cần gói giải cứu khẩn cấp như tin đồn.

Tuy nhiên, Phó giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Naoyuki Shinohara cho biết châu Âu vẫn chưa thể xua tan mối hoài nghi của nhà đầu tư về khả năng giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công trong khu vực. Theo ông, bất kỳ sự lan rộng nào của cuộc khủng hoảng sẽ khiến triển vọng kinh tế trở nên mờ mịt.

Ông Shinohara cho biết: “Ít nhất cho đến thời điểm này sự lây lan của cuộc khủng hoảng nợ châu Âu sang các khu vực bên ngoài sẽ được hạn chế. Tuy nhiên, nếu vấn đề nợ công châu Âu trở nên trầm trọng hơn, điều đó có thể gây ra rủi ro sụt giá đáng kể”.

Theo ông Shinohara, chênh lệch lợi suất giữa trái phiếu Chính phủ Hy Lạp và Ireland so với trái phiếu Đức "vẫn còn rất cao, bất chấp các gói giải cứu".

"Điều đó cho thấy, những quan ngại về khả năng giải quyết cuộc khủng hoảng nợ vẫn chưa được đẩy lùi. Điều quan trọng là các quốc gia cần giảm bớt thâm hụt ngân sách, song song với việc giải quyết các vấn đề cơ cấu như thúc đẩy tăng trưởng và hạ tỷ lệ thất nghiệp”.

Nguồn: Giavang.net