Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Doanh nghiệp khốn đốn vì phôi thép tồn kho


Thép trong nước tiêu thụ chậm ảnh hưởng đến việc sản xuất phôi thép.

Phôi thép sản xuất
trong nước tiêu thụ tại thị trường nội địa quá chậm, muốn xuất khẩu phải chịu thuế cao không thể cạnh tranh được với giá phôi thép chào bán của Trung Quốc và các nước trong khu vực…

Để vượt qua giai đoạn khốn khó này, các doanh nghiệp sản xuất phôi thép đang kêu cứu đến các cơ quan chức năng để mong tìm cách tháo gỡ giúp cho doanh nghiệp tồn tại, phát triển…

Ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, Hiệp hội cũng vừa nhận được những văn bản kiến nghị của một số công ty sản xuất phôi thép về những khó khăn mà công ty đang gặp phải.

Nhìn chung, những khó khăn mà các doanh nghiệp nêu ra là do tiêu thụ thép những tháng gần đây chững lại vì Nhà nước kiểm soát chặt chẽ các dự án đầu tư, cắt giảm các đề án không có hiệu quả, kiểm soát chặt chẽ tín dụng của các ngân hàng, lãi suất cho vay tăng cao làm cho nhiều dự án phải đình hoãn hoặc kéo dài thời gian. Nhiều công ty cán thép đã từ chối mua phôi thép trong nước sản xuất do tiêu thụ chậm.

Để hạn chế tái xuất khẩu phôi thép, ngày 28/6/2008, Bộ Tài chính đã tăng thuế xuất khẩu phôi thép từ 2% lên 10% và từ ngày 10/8/2008 tăng tiếp từ 10% lên 20%.

Ông Đỗ Văn Thanh, Tổng Giám đốc Công ty CP Thép Đình Vũ cho rằng, hiện nay trên toàn quốc năng lực sản xuất hiện chỉ đạt trên 50% nhu cầu sử dụng trong nước, số còn lại phải nhập khẩu từ nước ngoài. Tuy nhiên, với chính sách thắt chặt tiền tệ và việc cắt giảm đầu tư như hiện nay thì nhu cầu về phôi thép cũng bị giảm theo.

Đối với Công ty CP Thép Đình Vũ hiện gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn để đảm bảo ổn định sản xuất, giá cả tăng cao cộng với lãi suất ngân hàng quá sức chịu đựng của doanh nghiệp.

Ngoài ra, hàng sản xuất lại không tiêu thụ được do các nhà máy cán thép không có nhu cầu mua, nhưng khi xuất khẩu doanh nghiệp lại bị ràng buộc hàng rào thuế quan và các hạn ngạch với thuế suất cao dẫn đến lượng phôi thép tồn kho lớn, doanh nghiệp không có vốn để quay vòng.

Trong khi những khó khăn hiện nay doanh nghiệp sản xuất phôi thép chưa giải quyết được thì đối với những đơn vị có kế hoạch mở rộng sản xuất thì khó khăn lại càng chồng chất.

Nhiều doanh nghiệp cũng cho rằng, việc ngân hàng siết chặt tín dụng cũng đã làm nhiều dự án xây dựng dở dang phải ngưng trệ vì thiếu vốn. Việc doanh nghiệp thép sản xuất ra không bán được, nguyên liệu giá cao đang bị tồn kho trong khi giá thế giới giảm mạnh có thể dẫn đến hàng loạt doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục thua lỗ kép (do lãi suất vay cao và giá thép thế giới giảm).

Trước thực trạng đó, các doanh nghiệp và Hiệp hội Thép đã đề nghị giảm thuế xuất khẩu phôi thép xuống 10%. Vì trên thực tế, kể từ tháng 7/2008 khi những khó khăn về tài chính, ngoại tệ đã phần nào được giải quyết tốt thì việc tái xuất phôi thép cũng đã giảm hẳn. Không cần thiết phải tiếp tục tăng thuế xuất khẩu phôi.

Ngoài ra, doanh nghiệp và Hiệp hội Thép cũng đề nghị Chính phủ xem xét, nghiên cứu thành lập quỹ dự trữ phôi thép và giao cho Bộ Công thương thực hiện để nhằm bình ổn giá thép trong nước khi giá phôi thép thế giới có biến động lớn.

Đồng thời cũng có chính sách tài chính ưu tiên cho các nhà sản xuất phôi thép và cho các công trình xây dựng nhằm giải quyết khó khăn về vốn, tạo thuận lợi cho các công ty sản xuất thép, tăng lượng thép tiêu thụ trong nước…

Sớm triển khai Dự án Nhà máy liên hợp thép 5 tỷ USD

Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn 5864/VPCP-QHQT truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về việc sớm thúc đẩy triển khai Dự án Nhà máy liên hợp Hà Tĩnh.

Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức lấy ý kiến các Bộ, ngành liên quan, thẩm định theo quy định để sớm cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Dự án này, tạo điều kiện cho Dự án sớm đi vào triển khai nhưng vẫn đảm bảo việc tuân thủ đúng những quy định của pháp luật hiện hành, kể cả vấn đề giao đủ diện tích đất cần thiết để thực hiện Dự án.

Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Công thương chủ trì việc hướng dẫn các bên liên quan tiến hành cơ cấu lại Công ty cổ phần sắt Thạch Khê để nhà đầu tư nước ngoài trong liên doanh Nhà máy Thép liên hợp Hà Tĩnh có thể tham gia cổ phần 30%, bảo đảm được nguồn cung cấp nguyên liệu theo yêu cầu.

Được biết, Dự án Khu liên hợp thép này sẽ có công suất 4,5 triệu tấn/năm, tổng vốn đầu tư đăng ký 5 tỷ USD. Đây là liên doanh giữa Tập đoàn Tata Steel (Ấn Độ) với Tổng Công ty Thép Việt Nam (Vinasteel) và Tổng Công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam (Vicem), thực hiện tại Khu công nghiệp Vũng Áng, Hà Tĩnh

CAND


ĐỌC THÊM