Thông tin này do ông Đặng Huy Cường, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cung cấp trong buổi họp báo thường kỳ tháng 8 ngày 3-9, do Bộ Công Thương tổ chức.
“Đây là mức tăng trung bình khi giá điện tăng 5% còn giá sản phẩm có tăng hay không còn phụ thuộc vào việc tiết giảm chi phí của từng ngành”, ông Cường khẳng định.
Ngoài ra, đối với các hộ sử dụng điện, các hộ nghèo và thu nhập thấp sử dụng điện sinh hoạt đến 50 kWh/tháng sẽ không tăng chi, các hộ sử dụng điện sinh hoạt 100 kWh/tháng tăng chi 6.800 đồng/tháng, sử dụng 150 kWh/tháng tăng chi 10.650 đồng/tháng, sử dụng 200 kWh/tháng tăng chi 15.500 đồng/tháng, sử dụng 300 kWh/tháng tăng chi 26.000 đồng/tháng, sử dụng 400 kWh/tháng tăng chi 37.200 đồng/tháng.
Vị lãnh đạo Cục Điều tiết điện lực cung cấp thêm số liệu về cơ cấu nguồn phát điện. Cụ thể, cơ cấu nguồn phát trong tháng 8 của hệ thống điện là 11,539 tỷ kWh tăng 7,25% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó than chiếm 9,8%, nhiệt điện khí chiếm 27%, thủy điện chiếm hơn 61%, nguồn khác chiếm 0,3% và điện mua của Trung Quốc chiếm 1,1%.
Như vậy, trong 8 tháng, điện sản xuất đạt 87,093 tỷ kWh, trong đó than chiếm 22,9%, nhiệt điện khí chiếm 34,88%, dầu chiếm 0,12%, thủy điện chiếm 39,2%, nguồn khác 0,44% và mua của Trung Quốc 3,06%.
Trước đó, ngày 1-8, Bộ Công Thương chính thức tăng giá bán điện với giá bán điện bình quân là 1.508,85 đ/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), tăng 71,85 đồng/kWh (5%) so với giá bán điện bình quân đang áp dụng (1.437 đồng/kWh).
Nguồn tin: Hải quan