Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Cơn khát quặng - giới hạn ảnh hưởng của Trung Quốc

Gần đây, báo chí Malaysia có đăng một bài báo với tiêu đề: sự bế tắc trong đàm phán giá quặng sắt đã lộ diện giới hạn ảnh hưởng kinh tế Trung Quốc.

Vài năm trở lại đây, Trung Quốc mong muốn gấp rút chuyển vị thế quốc gia sản xuất sắt thép lớn nhất thế giới thành sức mạnh đối với các mỏ quặng và các cuộc đàm phán giá quặng trên toàn cầu. Tuy nhiên, chiến lược này của Trung Quốc trong năm 2009 đã thất bại, không những thế dường như cũng chưa có dấu hiệu nào cho thấy, trong năm 2010 này Trung Quốc sẽ thành công.

Các cuộc đàm phán về giá quặng sắt trong mấy tháng trước của năm ngoái không hề căn cứu theo yêu cầu của Bắc Kinh. Điều này đã bộc lộ hết những giới hạn sức mạnh kinh tế của Trung Quốc. Ngoài ra, việc Bắc Kinh bắt giữ 4 nhân viên của Hãng khai khoáng Rio Tinto cũng khiến tình hình trở nên căng thẳng hơn.

Các doanh nghiệp sắt thép Trung Quốc phải chi trả mức giá ngang bằng với các hãng sản xuất sắt thép của Nhật Bản và Hàn Quốc, thậm chí sẽ còn phải thanh toán cao hơn. Bởi vì cơn khát thép thô khiến Trung Quốc buộc phải mua quặng sắt với giá cao hơn trên thị trường. Năm nay, cùng với việc ngành sắt thép Trung Quốc nỗ lực giành được các hợp đồng tốt hơn, vì thế họ đang phải đối mặt với những khó khăn vô cùng lớn. Chi tiêu mang tính kích thích của chính phủ đã đẩy ngành xây dựng phát triển phồn vinh, đồng thời khiến người tiêu dùng Trung Quốc mua được nhiều xe hơi, điện gia dụng và các hàng hóa khác nhiều hơn, cho nên nhu cầu sắt thép do đó mà tăng mạnh.

Nhận định của Bloomberg cho rằng, hiện nay trên thực tế, việc các cuộc đàm phán về giá quặng sắt luôn trong tình trạng bế tắc luôn khiến Trung Quốc phải đối mặt với một đối thủ lớn đó là chính mình.

Theo Bloomberg, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh của Trung Quốc sẽ khiến cho nhu cầu quặng ngày càng lớn của Trung Quốc trở thành trở ngại chính cho những đàm phán về giá quặng.

11 nhà kinh tế và các nhà phân tích hàng đầu của Bloomberg cho biết, nhu cầu về quặng tại thị trường quốc tế tiếp tục tăng, mức giá quặng trong những hợp đồng cung ứng của năm 2010 sẽ tăng 14%, với mức giá là 70 USD/tấn, mức giá này chỉ đứng sau mức giá quặng cao của đầu năm 2008.

Theo báo cáo của một cơ quan hữu quan Trung Quốc, sản lượng thép thô của Trung Quốc đã đạt kỷ lục, với mức tăng đỉnh điểm trong tháng 9 năm ngoái, đồng thời khôi phục lại nhu cầu mạnh mẽ về quặng sắt của thị trường thế giới.

Hiệp hội thép Trung Quốc cho biết, từ tháng 1 đến tháng 9 năm ngoái, sản lượng cung ứng thép của các doanh nghiệp Trung Quốc đạt 420 triệu tấn, cả năm đạt gần 550 triệu tấn. Như vậy, nếu sản lượng thép thô phá vỡ mức 550 triệu tấn trong năm 2010, nhu cầu về quặng của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng mạnh, điều này sẽ khiến cho khả năng cung ứng của thị trường thế giới là không đủ. Đây cũng chính là những áp lực trong các cuộc đàm phán về giá quặng sắt của các doanh nghiệp Trung Quốc.

Năm 2003, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản trở thành quốc gia nhập khẩu quặng lớn nhất toàn cầu, hiện tại một nửa các giao dịch về quặng trên toàn cầu đều được nhập khẩu vào Trung Quốc. Năm 2008, kim ngạch nhập khẩu quặng của Trung Quốc là 160 tỷ USD. Trong nhiều năm mức giá quặng nhập khẩu luôn là những áp lực đối với các doanh nghiệp trong ngành của Trung Quốc.

Theo nhận định của chuyên gia phân tích Tom Price thuộc UBS AG, tình hình hiện nayrất bất lợi cho Trung Quốc, bởi theo dự đoán trong năm 2010, mức giá quặng sẽ tăng lên 20%.

(Vitinfo)

ĐỌC THÊM