Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Cảnh giác với các siêu dự án thép

Hàng loạt dự án thép quy mô lớn thời gian qua chậm đi vào hoạt động đều được các chủ đầu tư "đổ" cho lý do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, khiến việc thu xếp nguồn vốn khó khăn.

Mới đây, một số đã đệ đơn lên Bộ Công Thương và các cơ quan hữu quan của VN xin được tăng vốn đầu tư, tăng quy mô công suất để được gia hạn tiến độ dự án. Ngay lập tức, Hiệp hội Thép VN (VSA) đã lên tiếng phản đối, hoài nghi về tính khả thi của các siêu dự án này.

Sau một thời gian ngừng trệ dự án, Cty thép Guang Lian (100% vốn nước ngoài), chủ đầu tư Nhà máy thép Guang Lian tại KKT Dung Quất (Quảng Ngãi) đã có văn bản đề nghị được điều chỉnh quy mô công suất dự án từ 5 triệu tấn thép/năm lên 7 triệu tấn/năm (chia làm 2 giai đoạn, mỗi giai đoạn 3,5 triệu tấn). Cùng với việc nâng công suất, chủ đầu tư xin điều chỉnh cả cơ cấu sản phẩm, tăng quỹ đất xây dựng từ 478ha lên 502ha; tăng mức vốn đầu tư từ 3 tỉ USD lên mức 4,5 tỉ USD. Sẽ không có gì đáng bàn nếu trước đó dự án này không tỏ ra quá ì ạch về tiến độ và dự án đã phải tới 4 lần điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư.

Tại thời điểm năm 2006, nhiều ý kiến các chuyên gia ngành thép đã tỏ ra hoài nghi về dự án Liên hợp thép Dung Quất do Tập đoàn Tycoon Worlwide Group (Đài Loan) đầu tư chỉ với hơn 1 tỉ USD là không có thực. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, tập đoàn này đã nhượng lại 40% cổ phần cho Cty Jinnan (Tế Nam, Trung Quốc) và hiện Tycoon chỉ còn 10% cổ phần trong dự án. Dự án chùng chình mãi gần 2 năm sau khi cấp phép, mới động thổ khởi công (tháng 3.2008) và đến tháng 5.2010, Guang Lian mới chi cả thảy 38,5 triệu USD. Hiệp hội Thép VN cho rằng với một dự án có quá nhiều lần thay đổi chủ đầu tư và vốn đầu tư cần được điều tra kỹ lưỡng về năng lực thực tế của CĐT.

Hàng loạt dự án thép quy mô lớn chậm tiến độ (ảnh minh hoạ). Ảnh: TTXVN
Hàng loạt dự án thép quy mô lớn chậm tiến độ (ảnh minh hoạ). Nguồn: TTXVN

Hơn nữa, việc tăng quy mô vốn lớn trong bối cảnh kinh tế khó khăn đối với Tập đoàn Guang - vốn không phải là tập đoàn sở hữu về công nghệ thép lớn trên thế giới là điều không dễ dàng. Mặc dù Bộ Công Thương đã có văn bản đồng ý với việc điều chỉnh quy mô công suất của Guang Lian với lý do như DN nêu là nhằm giảm suất đầu tư, nâng cao hiệu quả đầu tư, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thép cán nóng trong nước hiện đang phải nhập khẩu, nhưng theo Hiệp hội Thép, thực chất việc nâng công suất và vốn đầu tư là không có cơ sở.

Ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) khẳng định: “Rất đáng ngờ là tăng công suất từ 5 lên 7 triệu tấn thép/năm, mà lò cao chỉ tăng 50m3 (từ 4.300 lên 4.350m3) là không làm được”. Điều này chỉ có lý giải là, việc tăng vốn là nhằm mục đích kéo dài tiến độ thực hiện dự án, thay vì năm 2012 phải hoàn thành, thì nay kéo tới 2016. Không những thế, các cơ quan chức năng địa phương nếu chấp nhận cho dự án mở rộng đầu tư, cũng đồng nghĩa với việc phải cam kết hỗ trợ nhà đầu tư về giải phóng mặt bằng, kết nối hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào... tóm lại là thêm nhiều khó khăn, để rồi dự án không chắc đã đi vào hoạt động theo đúng tiến độ dự kiến.

Dự án Nhà máy thép Dung Quất của Guang Lian không phải là trường hợp ngoại lệ. Thời gian qua, không ít các “siêu” dự án thép mà nhà đầu tư là những doanh nghiệp làm thép kiểu “tay trái”, nhưng cũng khiến các cơ quan chức năng của VN tốn không ít giấy mực để công văn đi, công văn lại, lấy ý kiến các đơn vị liên quan quyết định dự án.

Mới đây, Cty gang thép Hưng Nghiệp - Formusa Hà Tĩnh - chủ đầu tư dự án Khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương Formusa Hà Tĩnh (quy một công suất 15 triệu tấn/năm, tổng vốn đầu tư lên tới 16 tỉ USD), đã đệ đơn lên các bộ, ngành chức năng của VN xin “phá rào” ưu đãi.

Cụ thể, tập đoàn này xin cho phép được miễn áp dụng quy định hạn mức tín dụng ngân hàng nước ngoài tối đa không quá 15% vốn chủ sở hữu của chi nhánh ngân hàng tại VN; miễn 10% thuế nhà thầu với các khoản lãi vay từ ngân hàng nước ngoài; miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu, vật tư phục vụ dự án; cân đối ngoại tệ chuyển đổi... Nhà đầu tư còn cho rằng, điều này đã có tiền lệ từ các nước lân cận khi họ đều có các chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư khi thực hiện các dự án trọng điểm quốc gia, thuộc danh mục ưu đãi đầu tư.

Nguồn: (LĐ)

ĐỌC THÊM