Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Các nhà máy Ai Cập có khả năng sẽ đánh thuế nhập khẩu để bù đắp giá năng lượng tăng

Các nhà sản xuất thép ở Ai Cập dự định sẽ thảo luận với quan chức chính phủ về các biện pháp để bù đắp việc tăng giá khí đốt gần đây đối với nhà máy thép thêm 3 USD/triệu BTUs lên 7 USD/triệu BTUs. Một đề xuất có thể được đưa ra chẳng hạn như là áp dụng thuế nhập khẩu.

Bộ Thương mại, Công nghiệp cho biết hôm thứ Bảy là họ đang giảm trợ cấp năng lượng để làm cho ngành thép Ai Cập có tính cạnh tranh ở cả sân nhà và nước ngoài. “Quyết định này không phải do sự thôi thúc của tình thế mà đã được nghiên cứu hơn 4 năm qua, nghĩa là chúng ta không thể chờ đợi lâu hơn, nhất là khi tình hình kinh tế Ai Cập khó khăn”.

Giá gas tăng đồng nghĩa với chi phí sản xuất của các nhà cán lại sẽ lên 50 EGP/tấn (7 USD/tấn) còn các nhà máy thép liên hợp sẽ tăng 300 EGP/tấn (42 USD/tấn). “Chúng tôi đã biết giá sẽ tăng từng bước nhưng bước đầu tiên là nằm ngoài dự đoán. Tất cả các nhà sản xuất hiện nay đều đang bắt đầu tính toán sự ảnh hưởng của việc tăng giá lên chi phí sản xuất của họ. Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ có một cuộc họp với những người có thẩm quyền và chờ xem cái mà chúng tôi có thể yêu cầu. Tất nhiên là sẽ khó để giảm giá năng lượng lần nữa”, tổng giám đốc Mohamed Hanafy trao đổi với Platts hôm thứ Hai.

Các nhà máy sẽ không thể chuyển chi phí tăng vào giá thép thành phẩm của họ do biên lợi nhuận bị sức ép giữa giá thép nhập khẩu và trong nước, thay vào đó thuế nhập khẩu là một giải pháp khả thi.

Chủ tịch Egyptian Steel và giám đốc điều hành Ahmed Abou Hashima là người có đề nghị mạnh mẽ nhất về thuế trong những tháng gần đây. Ông đưa tin với cơ quan báo chí trong nước tuần này rằng: “chính phủ phải áp dụng thuế nhập khẩu cho các loại sắt nhập khẩu hiện nay đang vào thị trường Ấn Độ mà không qua hải quan. Họ sẽ đánh thuế nhập khẩu để bảo vệ thị trường khỏi bị tràn ngập bởi thép nhập khẩu, nhất là sự đa dạng của thép từ Thổ Nhĩ Kỳ”.

 

Nguồn tin: satthep.net

ĐỌC THÊM