Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Bản tin thép xây dựng tuần 30/2015

  THỊ TRƯỜNG THÉP XÂY DỰNG VIỆT NAM TUẦN 30

 Từ ngày 24 đến ngày 30-07-2015  

1.      Thị trường thép xây dựng trong nước

 

Thị trường tiêu thụ đã có những đợt tăng đáng kể diễn ra trong tuần này, lượng bán ra tăng lên theo từng đợt giao hàng tại các nhà máy sản xuất. Còn tại các đại lý tiêu thụ, nhiều cửa hàng đã giao hàng nhiều hơn so với tuần trước, tuy nhiên vẫn diễn ra nhỏ lẻ theo yêu cầu của người mua. Giá bán duy trì ổn định so với tuần trước đó, theo nhận định của một chủ cửa hàng bán lẻ thép xây dựng; nếu lượng sản phẩm bán ra tăng lên thì các đại lý sẽ chủ động giảm giá nhẹ trên mỗi đợt vận chuyển giao hàng.

Trong 6 tháng đầu năm, ngành thép có mức tiêu thụ vượt dự kiến với trên 3 triệu tấn sản phẩm thép xây dựng, tăng 24% so với cùng kỳ, vượt xa con số dự báo khoảng 12% trước đó. Tuy nhiên, ngành thép được xác định là vẫn chưa thoát khỏi bức tranh ảm đạm trước kia, vì tình trạng nhập siêu tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Hiệp hội Thép VN (VSA), lần đầu tiên kể từ ba năm trở lại đây, lượng thép tiêu thụ của các thành viên trong VSA đã chạm lại ngưỡng 570.000 tấn trong tháng 7-2015, tăng gần 60% so với tháng trước và cao hơn xấp xỉ 26,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng tiêu thụ tăng vọt đã làm giảm lượng thép thành phẩm tồn kho xuống dưới 260.000 tấn, đưa tổng tiêu thụ thép của quý 1-2014 lên mức xấp xỉ 1,2 triệu tấn, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Mặc dù khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm thép xây dựng trong nước nhưng lượng sản phẩm thép xây dựng nhập khẩu vào thị trường trong nước vẫn khá lớn. Lượng thép xây dựng nhập khẩu tồn kho nhiều tại các cảng nội địa chưa được giải quyết, chất lượng không đảm bảo dẫn tới bán phá giá gây ảnh hưởng lớn đến thị trường trong nước. Sản phẩm chất lượng kém chủ yếu là thép cuộn tròn trơn xây dựng, có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc. 

Trong tuần, vấn đề chi phí cũng được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu bao gồm: chi phí đầu vào: điện, nước, xăng dầu..., chi phí quản lý, chi phí vận chuyển. Các yếu tố này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá bán sản phẩm, do vậy cần được tính toán chi tiết để có được giá bán phù hợp, duy trì niềm tin đối với khách hàng, không đánh mất thị trường. Một số doanh nghiệp cũng đã công bố tăng giá bán sản phẩm thép xây dựng trong tuần này trong trường hợp lượng tiêu thụ vẫn duy trì ổn định. Hiện nay cạnh tranh trên thị trường trong nước vẫn diễn ra khá phức tạp giữa các đơn vị sản xuất cũng như cung cấp sản phẩm thép xây dựng trong nước. 

 

2.      Thông tin thị trường giá thép xây dựng các khu vực, nhà máy

 

Mức tiêu thụ vật liệu xây dựng nói chung và sản phẩm thép xây dựng nói riêng những tháng qua, đều đạt hoặc vượt mức dự báo đưa ra. Tuy nhiên, trong từng nhóm hàng vẫn còn những khó khăn cần giải quyết cụ thể. Điển hình như lượng tồn kho vẫn ở mức cao, nhiều sản phẩm thép xây dựng không đạt chất lượng vẫn được lưu thông trên thị trường.

Bảng giá sau đây được tham khảo tại thị trường Miền Nam, sản phẩm của Công ty Pomina. Giá bán chưa bao gồm thuế VAT.

 

Bảng giá bán thép xây dựng Pomina

 

STT

 

Chủng loại

 

Kích thước

 

Đvt

 

Giá

1

Thép cuộn Ø6

CT2

đ/kg

13.180

2

Thép cuộn Ø8

13.180

3

Thanh vằn D10

SD295

13.310

4

Thanh vằn D12

CB300-V

13.170

5

Thanh vằn D14

13.170

6

Thanh vằn D16

13.170

7

Thanh vằn D18

13.170

8

Thanh vằn D20

13.170

9

Thanh vằn D22

13.170

10

Thanh vằn D25

13.170

11

Thanh vằn D32

13.170

 

Bảng giá sau đây được tham khảo tại thị trường Miền Nam, sản phẩm của Công ty Vnsteel. Giá bán đã bao gồm thuế VAT.

 

Bảng giá bán thép xây dựng Vnsteel

 

STT

 

Chủng loại

 

Tiêu chuẩn

 

Đvt

 

Giá

1

Thép cuộn Ø6

Cuộn

đ/kg

14.000

2

Thép cuộn Ø8

14.000

3

Thanh vằn D10

Cây

13.000

4

Thanh vằn D12

12.800

5

Thanh vằn D14

12.800

6

Thanh vằn D16

12.800

7

Thanh vằn D18

12.800

8

Thanh vằn D20

12.800

 

Giá bán thép cuộn tròn trơn xây dựng một số thị trường được tổng hợp theo các ngày trong tuần qua:

 

 

Bảng giá thép xây dựng

 

Ngày

 

Sản phẩm

 

Khu vực

 

Đvt

 

Giá

29/7/15

Thép cuộn Ø6 Pomina

Bình Dương

đ/kg

15.000

Thép cuộn Ø8 Pomina

15.000

Thép cuộn Ø6

Đồng Tháp

15.200

Thép cuộn Ø8

15.200

Thép cuộn Ø6 LD

Đồng Nai

17.000

Thép cuộn Ø8 LD

17.000

Thép cuộn Ø6 LD

Trà Vinh

13.800

Thép cuộn Ø8 LD

13.800

Thép cuộn Ø6

Long An

13.650

Thép cuộn Ø8

13.650

Thép cuộn Ø6

Bạc Liêu

13.600

Thép cuộn Ø8

13.500

Thép cuộn Ø6

An Giang

14.550

Thép cuộn Ø8

14.500

Thép cuộn Ø6

Hậu Giang

15.000

Thép cuộn Ø8

15.000

 

Thị trường Long An, sản phẩm thép cuộn có giá bán khá thấp trong các tuần qua, lượng sản phẩm tiêu thụ chỉ ở mức khiêm tốn do nhu cầu từ thị trường vẫn ở mức thấp. Giá bán công bố đối với các dòng sản phẩm thép cuộn Ø6 và Ø8 có giá là 13.650 ngàn đồng/kg tại các đại lý bán lẻ.

Thị trường Bình Dương, giá bán sản phẩm thép cuộn Pomina khá ổn định trong tuần qua, lượng sản phẩm tiêu thụ chỉ ở mức khiêm tốn do nhu cầu từ thị trường vẫn ở mức thấp. Giá bán công bố đối với các dòng sản phẩm thép cuộn Ø6 và Ø8 có giá là 15 ngàn đồng/kg.

Thị trường Đồng Nai, lượng tiêu thụ không có chuyển biến đáng kể nào trong tuần này, giá bán luôn được duy trì ở mức cao qua nhiều tuần. Giá bán thép xây dựng được công bố trong đầu tuần này là 17 ngàn đồng/kg đối với thép cuộn Ø6 và Ø8, giá bán khá cao ở thời điểm hiện tại.

Thị trường Trà Vinh, giá bán lẻ thép cuộn tròn trơn xây dựng LD duy trì mức giá bán thấp hơn các tuần trước đó. Giá bán công bố đối với các dòng sản phẩm thép xây dựng Ø6 là 13.8  ngàn đồng/kg và Ø8 là 13.8 ngàn đồng/kg. Lượng sản phầm bán ra đều đặn, có chiều hướng tăng dần.

3.      Dự báo thị trường thép xây dựng

Tuần này, Công ty Thép Vina Kyoei đã đưa vào hoạt động thêm nhà máy thép có công suất 500.000 tấn/năm, nâng tổng công suất nhà máy sản xuất thép của Vina Kyoei tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lên khoảng 900.000 tấn/năm. Nhà máy được đặt tại khu công nghiệp Phú Mỹ 1, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng vốn đầu tư khoảng 220 triệu đô la Mỹ. Công ty thép Vina Kyoei được thành lập năm 1994, là liên doanh giữa các đối tác gồm Tập đoàn thép Kyoei (Nhật Bản), Tổng Công ty thép Việt Nam, Tập đoàn Mitsui và Tập đoàn Itochu (Nhật Bản).

Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết hiện tổng công suất thép xây dựng của các nhà máy trên cả nước là 11 triệu tấn. Tuy nhiên, ước tính lượng thép xây dựng tiêu thụ trong năm 2015 chỉ đạt khoảng 6 triệu tấn, tăng khoảng 10% so với năm 2014. VSA nhận định khả năng các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước sẽ bán được hàng tốt hơn nữa trong những tháng tới nếu các gói hỗ trợ dành cho thị trường bất động sản cũng như các chương trình đầu tư công, xây dựng hạ tầng được giải ngân đúng tiến độ.

Thống kê của VSA cho biết năm 2014 lượng thép thành phẩm nhập khẩu lên đến 11 triệu tấn, tăng gần 22% so với năm trước đó. Đặc biệt lượng thép hợp kim vẫn ồ ạt đổ vào Việt Nam với hơn 4 triệu tấn, tăng đột biến 105% so với năm 2013. Chính điều này đã đẩy các doanh nghiệp thép trong nước vào thế cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn. 

Tập đoàn thép JFE (Nhật Bản) đã quyết định sẽ tham gia dự án khu liên hợp gang thép do Tập đoàn Formosa làm chủ đầu tư chính tại Vũng Áng, Hà Tĩnh.Theo đánh giá của JFE, sau khi tham gia dự án, JFE sẽ xuất khẩu bán thành phẩm từ dự án tại Việt Nam thay thế bán thành phẩm vốn được xuất khẩu từ Nhật Bản. Trước mắt, JFE sẽ tập trung sản phẩm thép cây trong lĩnh vực xây dựng. Trong tương lai, JFE sẽ mở rộng sản phẩm thép tấm hướng tới lĩnh vực chế tạo ôtô. JFE cũng đang tính toán khả năng góp vốn vào giai đoạn hai của dự án. trong năm 2016 với sản lượng 7 triệu tấn thép/năm.

Nền kinh tế Nhật Bản đang tăng trưởng chậm lại khiến nhu cầu thép của nước này sụt giảm, dẫn tới tình trạng cung vượt quá cầu. Tuy nhiên, khi quyết định tham gia dự án thép tại Việt Nam, JFE hướng tới mục tiêu xây dựng nguồn cung cấp thép ổn định cho các công ty Nhật Bản đang đầu tư mạnh mẽ vào khu vực Đông Nam Á.  

 

 

Lưu ý: Bảng giá trên đây được tham khảo tại các công ty, đại lý chuyên cung cấp thép xây dựng. Vì vậy bảng giá bán này chỉ để tham khảo không phải là giá cố định mà được điều chỉnh dựa trên số lượng lô hàng, khách hàng khi mua tại các công ty hay đại lý, phương tiện vận chuyển và hình thức thanh toán tùy thuộc vào vùng miền.

  

4.      Giá các mặt hàng thép cơ bản Việt Nam

 

 

Chào giá (đ/kg)

Xuất xứ

Giá

Tăng /giảm

Cuộn trơn Ø6

Trung Quốc

  8.300

Giảm 100

Cuộn trơn Ø8

Trung Quốc

  9.000

Giảm 100

Thép tấm 3,4,5 mm

Trung Quốc

  8.300

Không đổi

Thép tấm 6,8,10,12 mm

Trung Quốc

  8.300

Giảm 100

HRC 2mm

Trung Quốc

  9.000

Giảm 200

 

 

 

 

 

 

 

 
 

Tổng quan thị trường thép Trung Quốc tuần 30 

Thị trường trong nước  

Thép xây dựng 

Sau nhiều tuần lao dốc không phanh, giá thép cây đã có tuần phục hồi trở lại sau khi Shagang tiết lộ kế hoạch hạn chế giao hàng tới thị trường giao ngay trong tháng 8, làm dấy lên quan ngại về nguồn cung hạn chế. Ngoài ra, các nhà máy quanh thủ đô Bắc Kinh, tỉnh Thiên Tân và Hà Bắc sẽ phải giảm hoặc ngưng sản xuất nhằm đảm bảo một bầu không khí trong lành để chuẩn bị cho cuộc diễu binh  vào ngày 3/9 tới đánh dấu 70 năm kỷ niệm kết thúc thế chiến thứ II. Tại Bắc Kinh, thép cây HRB400 đường kính 18-25mm trong tuần qua đã tăng 25 NDT/tấn lên 1.970-1.990 NDT/tấn xuất xưởng trọng lượng thực tế và gồm  17% VAT. Tuy nhiên, sức mua nhỏ giọt sẽ cản trở sự phục hồi của giá. Vả lại nếu các nhà cung cấp khác chộp lấy cơ hội này để tăng nguồn hàng thì giá sẽ không còn cao nữa. 

Tại thị trường trong nước, cuộn trơn Q195 6.5mm được định giá cao hơn khoảng 90 NDT/tấn (14 USD/tấn) so với tuần trước lên 2.150 NDT/tấn xuất xưởng gồm 17% VAT. Nguyên nhân khiến giá tăng là nhờ tồn kho thị trường thấp, trong khi giá nguyên liệu phục hồi và khối lượng giao dịch cải thiện. 

Thép công nghiệp

 

Tại thị trường Thượng Hải hôm thứ Ba, Platts định giá CRC SPCC dày 1.0mm ở mức 2.500-2.600 NDT/tấn (403-419 USD/tấn), giảm 60 NDT/tấn so với đầu tuần trước. Cho đến nay vẫn chưa nhìn thấy dấu hiệu cải thiện nào từ lực cầu và ngay cả khi điều này có xuất hiện vào cuối tháng 8 đi chăng nữa thì chủ yếu cũng chỉ là cho thép xây dựng.

Tại thị trường Thượng Hải hôm 29/7, thép tấm Q235 14-20mm đa số được giao dịch ở mức 2.050-2.100 NDT/tấn (330-338 USD/tấn), gồm 17% VAT, giảm 15 NDT/tấn so với cuồi tháng 6. Được biết giá bắt đầu phục hồi kể từ tuần trước nhưng phần lớn là do niềm tin thị trường cải thiện khi giá thép cây tăng chứ không có dấu hiệu nào cho thấy lực cầu hồi phục. Do đó sự phục hồi này là rất mong manh.

Giá HRC giao ngay ở Thượng Hải tăng nhẹ trong ngày đầu tuần nhờ doanh số cải thiện từ cuối tuần trước Nhưng nhiều đại lý thừa nhận rằng họ không dám tăng chào giá HRC trong bối cảnh đơn đặt hàng hiếm hoi như vậy. Hầu hết các đại lý đều cho rằng giá có khả năng sẽ dao động quanh mức hiện tại và khó mà giảm mạnh trong vài tuần tới. Trong khi các mặt hàng khác như thép cây và quặng sắt tăng mạnh trong tuần qua thì HRC vẫn không nhúc nhích khỏi mốc 1.980-1.990 NDT/tấn (319-321 USD/tấn). Nhiều người cho rằng giá HRC chỉ có thể dao động quanh mức 2.000 NDT/tấn trong vài tuần tới do cả nguồn cung và lực cầu đều khó thay đổi trong thời gian ngắn.

 

Thị trường xuất khẩu

 

Đơn hàng ở nước ngoài trì trệ cùng với giá bán trong nước liên tục giảm đã khiến giá CRC xuất khẩu rớt thêm một bậc trong tuần này. Platts định giá CRC SPCC dày 1.0mm trong khoảng 355-365 USD/tấn FOB hôm thứ Ba, giảm 7,5 USD/tấn so với tuần trước. Cho tới tháng này, giá CRC xuất khẩu đã giảm tổng cộng 30 USD/tấn tương đương 8%. Tuy nhiên, một nhà xuất khẩu dự đoán giá CRC sẽ sớm chạm đáy và thậm chí có thể sẽ bắt đầu phục hồi vào cuối tháng 8 do sức mua khi đó thường cải thiện từ cả thị trường trong và ngoài nước.

Cuộn trơn xuất khẩu sang Châu Á nhìn chung vẫn giữ mức giá ổn định trong tuần này sau khi giảm thêm vào những ngày cuối tuần trước. Thị trường trong nước phục hồi đã hỗ trợ cho giá xuất khẩu và một số nhà máy thậm chí đang cân nhắc việc nâng giá xuất khẩu. Platts định giá cuộn trơn dạng lưới 6.5mm giảm 3 USD/tấn còn 306-311 USD/tấn FOB hôm thứ Tư. Đây là mức thấp nhất kể từ khi Platts bắt đầu định giá hồi tháng 10/2006.

Giá xuất khẩu thép tấm dày đã giảm sâu thêm trong tháng này. Nhưng nhờ giá trong nước gần đây bắt đầu hồi phục nên các nhà xuất khẩu dự báo giá xuất khẩu ít nhất cũng sẽ chững lại một thời gian vào tháng tới. Platts định giá xuất khẩu cho thép tấm dày SS400 12-30mm ở mức 305-310 USD/tấn FOB hôm 29/7, giảm 32,5 USD/tấn so với cuối tháng 6.

Giá giao ngay của thép cây nhập khẩu vào Châu Á đang ổn định do các nhà xuất khẩu tăng chào giá của họ để phản ánh sự cải thiện của giá trong nước suốt tuần qua. Hôm thứ Năm, Platts định giá thép cây BS460/HRB400 đường kính từ 16mm trở lên suy trì ở mức 281-286 USD/tấn FOB. Giá trung bình đạt 283.50 USD/tấn vẫn là mức thấp nhất kể từ khi Platts bắt đầu theo dõi hồi tháng 11/2006. 

Giá giao ngay của HRC nhập vào thị trường Châu Á vẫn đang neo ở mức thấp kỷ lục trong 4 ngày liên tiếp, nhưng thị trường đã chứng kiến một sự đột phá trong hoạt động thu mua khi một số người sợ đợt tăng giá phôi thanh và quặng sắt gần đây sẽ có một sự ảnh hưởng lan tỏa đến HRC. Sau khi giảm 2,5 USD/tấn xuống 304-310 USD/tấn FOB vào thứ sáu tuần trước, HRC đã duy trì mức giá này đến ngày thứ Năm do cả người bán và mua đều rơi vào bế tắc, trong bối cảnh thiếu định hướng từ giá thép Trung Quốc.

 

Tổng quan thị trường thép thế giới tuần 30

 

 Mỹ

Thị trường thép cuộn Mỹ đang trông chờ vào kiện thương mại để cứu vãn giá thép khi mà giá phế dự báo sẽ giảm trong tháng 8. Tuy nhiên, kết quả mang lại sẽ rất hạn chế.

Gía chào HRC từ một nhà máy trong nước là 460 USD/tấn xuất xưởng và HDG là 600 USD/tấn nhưng không có giao dịch. Tuy nhiên, người mua có thể mua được HDG với giá 590 USD/tấn từ hai nhà máy trong nước và thậm chí là 580 USD/tấn. Gía HRC thấp nhất là 440 USD/tấn và cao nhất là 480 USD/tấn.

CIS

Các nhà máy phôi thanh CIS đang cố gắng duy trì giá chào xuất khẩu tại mức 325-335 USD/tấn FOB Biển Đen. Tuy nhiên, thị trường Thổ Nhĩ Kỳ vẫn dự thầu mức 310 USD/tấn FOB còn các thị trường khác, đặc biệt là Ai Cập thì giá tốt hơn.

Gía chào từ CIS tới Ai Cập đạt mức 340-345 USD/tấn CFR khiến nhiều người rời bỏ phôi thanh Trung Quốc do chênh lệch giá nhỏ.

Châu Âu

Thị trường thép cuộn Bắc Âu đang im ắng do trong mùa tiêu thụ thấp điểm còn tại Nam Âu thì giá giảm do áp lực hàng nhập khẩu.

Gía chào bán tại Bắc Âu đạt mức 380 Euro/tấn trong khi HRC tại Nam Âu đạt mức 350-360 Euro/tấn xuất xưởng với giá từ Iva ở mức sàn và hàng nhập khẩu có giá 325-330 Euro/tấn CIF Ý từ Trung Quốc giao tháng 11/12.

CRC Nam Âu đạt mức 435-450 Euro/tấn xuất xưởng giao tháng 10. Hàng nhập khẩu đạt mức 410 Euro/tấn CIF cảng Ý từ Trung Quốc và 425 Euro/tấn CIF cảng Ý nhưng không có đơn hàng.

Trong khi đó, giá thép HDG đạt mức 420-435 Euro/tấn xuất xưởng giao tháng 10 và có thể vẫn còn nhiều nhà máy giao hàng trong tháng 9.

Gía thép tấm thương phẩm Tây Bắc Âu bình ổn trong tuần này do thị trường trầm lắng. Mặc dù giá nội địa không đổi song áp lực hàng nhập khẩu vẫn không giảm do giá chào thép chứa boron Trung Quốc giảm.

Gía chào mới nhất từ các nhà máy lớn Đức đạt mức 480 Euro/tấn xuất xưởng cho thép tấm S235 nhưng họ có thể chấp nhận bán tại mức giá 460 Euro/tấn xuất xưởng. Tại Tây Ban Nha, giá thép tấm đạt mức thấp 430 Euro/tấn xuất xưởng, tức 450 Euro/tấn DDP.

 Gía từ các nhà máy Đông Âu cũng tương tự. Gía thép tấm Czech có sẵn tại mức 440-450 Euro/tấn cho thép tấm S235 và 470 Euro/tấn cho loại S355, cả hai đã tính phí giao hàng.

Trong khi đó, thép tấm Trung Quốc giảm hơn nữa xuống mức 305-310 USD/tấn FOB. Gía thép tấm thêm boron/crom Trung Quốc có sẵn ở mức giá 350 USD/tấn CFR Nam Âu.

 Thổ Nhĩ Kỳ

Gía xuất khẩu thép cây Thổ Nhĩ Kỳ bình ổn trong tuần. Gía chào bán đạt mức 405 USD/tấn với một nhà máy Thổ Nhĩ Kỳ đã bán thép sang Bắc Phi tại mức giá 405-410 USD/tấn FOB nhưng lô hàng nhỏ. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục bán vài lô hàng nhỏ tới UAE, Ả Rập Saudi, Bắc Phi và các nước khác không nhận được chào giá từ Trung Quốc với giá 400-405 USD/tấn. Tuy nhiên, giá thị trường có thể giảm nữa do có vài nhà máy bán phá giá 395 USD/tấn.

Gía thép dẹt Thổ Nhĩ Kỳ đã giảm 35-45 USD/tấn kể từ đầu tháng 6 dựa vào áp lực tiêu thụ thấp do đồng Lira giảm mạnh từ các bất ổn chính trị và kinh tế.

Các nhà máy nội địa đang chào bán HRC tại mức 410-420 USD/tấn xuất xưởng trong khi giá từ các nhà môi giới là 445-455 USD/tấn. Nhu cầu tiêu thụ trì trệ đã ảnh hưởng tới giá CRC  với giá chào CRC suy yếu xuống mức thấp 520-530 USD/tấn xuất xưởng.

Gía chào thép cuộn từ CIS tuần qua cũng giảm hơn nữa để cạnh tranh với Trung Quốc. HRC chào từ CIS  có giá 345-355 USD/tấn CFR trong khi CRC là 435-450 USD/tấn CFR giao tháng 9.

Gía thép cuộn giảm cũng kéo giá xuất khẩu thép mạ suy yếu 15-20 USD/tấn trong tháng 7 kèm chiết khấu dựa vào sự trì trệ tiêu thụ trong lễ Ramadan và giá chào rẻ từ đối thủ. Gía chào HDG 0.5mm trong nước tương đối bình ổn tại mức 620-650 USD/tấn xuất xưởng trong khi giá xuất khẩu HDG 0.5mm đạt mức 590-610 USD/tấn FOB kèm chiết khấu.

Gía xuất khẩu thép mạ PPGI 9002 0.5mm đạt mức 700-720 USD/tấn FOB trong khi giá niêm yết nội địa vẫn bình ổn tại mức 725-750 USD/tấn xuất xưởng.

Ấn Độ

Giá HRC tại thị trường Ấn Độ vẫn duy trì ổn định trong tuần này do các nhà máy không thay đổi giá của họ. HRC IS 2062 loại A/B dày 3mm ở mức 28.500-30.500 Rupees/tấn (446-477 USD/tấn) xuất xưởng.

Chào giá cho HRC SS400 dày từ 3mm trở lên từ Trung Quốc cũng ổn định ở quanh mức 330 USD/tấn CFR. Mức giá này tương đương với giá nhập khẩu 363 USD/tấn (23.192 Rupees/tấn) gồm thuế nhập khẩu 10%.

Đài Loan

Feng Hsin Iron & Steel đã giảm giá niêm yết cho thép cây trong nước ở tuần thứ 6 liên tiếp do phế nhập khẩu có giá rẻ hơn và sức mua vẫn tiếp tục suy yếu.

Cụ thể nhà máy đã giảm 400 Đài tệ/tấn (12,7 USD/tấn) còn 11.700 Đài tệ/tấn xuất xưởng Đài Trung.

Nhật Bản

Oji Steel,  nhà sản xuất thép thanh dẹt lớn nhất Nhật Bản, đã quyết định sẽ nâng giá thép loại thép này lên 30.000 Yên/tấn (242 USD/tấn) từ những hợp đồng tháng 8. Mức tăng này sẽ được tính thêm vào phí bổ sung.

Oji không bao giờ tiết lộ giá niêm yết của mình nhưng giá trên thị trường của thép thanh dẹt 6x50mm ở Tokyo đã chạm đỉnh 94.000-95.000 Yên/tấn (758-766 USD/tấn) trong năm 2014. Họ bắt đầu giảm giá từ cuối năm ngoái và hiện tại dao động khoảng 92.000-91.000 Yên/tấn.

 

 Châu Á

 

Đây là tuần ổn định cho thị trường thép Châu Á.

Giá nhập khẩu thép tấm thương phẩm giảm ở Đông Á giữa bối cảnh giá xuất khẩu từ Trung Quốc tụt dốc.  Chào giá mới từ Trung Quốc đã giảm xuống 320-325 USD/tấn CFR từ mức 330 USD/tấn CFR hồi đầu tháng 7.

Tại Đài Loan, chào giá cho thép tấm cacbon nhẹ không chứa thêm bất kỳ hợp kim nào đang phổ biến ở mức 340 USD/tấn CFR. Thép tấm từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan cao hơn 30  USD/tấn so với thép của Trung Quốc nhưng trên một thị trường nguồn cung quá lớn thì khoảng cách này đã thu hẹp lại.

Giá giao ngay của HRC nhập vào thị trường Châu Á vẫn đang ở mức thấp kỷ lục. Gía chào từ Trung Quốc là 310 USD/tấn FOB Trung Quốc sau khi trừ đi phí vận chuyển 10 USD/tấn tới Hàn Quốc.

Đối với thép cuộn SAE1006 2.0mm, chào giá của Nhật duy trì mức 345 USD/tấn CFR Việt Nam, và thép của Hàn Quốc được chào giá 350 USD/tấn CFR Việt Nam, thấp hơn khoảng 10 USD/tấn so với tuần trước.

Tương tự, giá cuộn trơn nhập khẩu vào Châu Á nhìn chung vẫn giữ ổn định trong tuần này sau khi giảm thêm trong những ngày cuối tuần trước. Gía cuộn trơn dạng lưới 6.5mm giảm 3 USD/tấn còn 306-311 USD/tấn FOB USD/tấn Trung Quốc.

Giá giao ngay của thép cây nhập khẩu vào Châu Á đang ổn định. Thép cây BS460/HRB400 đường kính từ 16mm trở lên không đổi so với tuần trước và giữ ở mức 281-286 USD/tấn FOB Trung Quốc.