Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Bản tin thép xây dựng tuần 24/2015

 THỊ TRƯỜNG THÉP XÂY DỰNG VIỆT NAM TUẦN 24

 Từ ngày 12 đến ngày 18-06-2015  

1.      Thị trường thép xây dựng trong nước 

Thị trường tiêu thụ bắt đầu có dấu hiệu giảm dần do đang vào mùa mưa, và lượng mưa nhiều hơn so với tuần trước ít nhiều gây ảnh hưởng đến diễn biến chung của thị trường thép xây dựng trong nước. Giá thép cây ở Việt Nam vẫn duy trì ổn định ở thời điểm này, trong khi thị trường trì trệ do bị ảnh hưởng bởi sức mua chậm chạp từ các ngành công nghiệp tiêu thụ thép trực tiếp.  

Theo Hiệp hội Thép VN (VSA), từ đầu năm đến nay có gần 4 triệu tấn thép nhập khẩu vào VN. Ngay khi VN ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Liên minh kinh tế Á - Âu, nhiều doanh nghiệp ngành thép đứng trước nguy cơ cạnh tranh khốc liệt khi thép của Nga và các nước SNG tràn vào VN với thuế suất 0%.

 

Lo ngại về thép Trung Quốc chỉ là một phần. Thống kê của VSA trong 4 tháng đầu năm cho thấy, tổng lượng thép nhập khẩu toàn thị trường đạt gần 4 triệu tấn, với kim ngạch nhập khẩu hơn 2,3 tỉ USD, tăng mạnh 30% về lượng và 11,2% về giá trị so với cùng kỳ. Các thị trường nhập khẩu thép lớn phải kể đến là Nhật Bản với hơn 735.000 tấn, Hàn Quốc hơn 520.000, đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Trong khi ở chiều ngược lại, xuất khẩu các sản phẩm thép lại giảm cả về lượng (14,2%) và giá trị (15,2%) so cùng kỳ, với tổng lượng thép xuất khẩu chỉ đạt hơn 779.000 tấn, kim ngạch gần 577 triệu USD. Điều này cho thấy ngành thép nhập siêu tới trên 1,7 tỉ USD.

Điểm yếu của doanh nghiệp thép Việt Nam là quy mô doanh nghiệp đa phần rất nhỏ, công suất các nhà máy bình quân khoảng vài trăm nghìn tấn, trong khi các nước như Trung Quốc, Nga là cường quốc về sắt thép trên thế giới, công suất lên tới hàng tỉ tấn. Xét ở góc độ cạnh tranh sẽ là không cân sức khi năng lực công nghệ, tài chính của doanh nghiệp trong nước vừa yếu, vừa kém cỏi. Trong khi ngành thép đang loay hoay với bài toán làm thế nào để xây dựng những doanh nghiệp mạnh với quy mô lên tới 2-3 triệu tấn/năm, thì hội nhập đã ‘gõ cửa”. 

2.      Thông tin thị trường giá thép xây dựng các khu vực, nhà máy

 

Với việc FTA Việt Nam - Liên minh Á-Âu vừa được ký kết, một đối thủ nặng ký nữa của thép Việt Nam cũng xuất hiện là thép Nga. Để đối phó với những khó khăn này, các doanh nghiệp thép chưa có giải pháp nào khả dĩ hơn là mở rộng thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, việc xuất khẩu cũng đang đối mặt với nhiều thách thức.

Bảng giá sau đây được tham khảo tại thị trường Miền Bắc, sản phẩm của Công ty Thép Thái Nguyên. Giá bán chưa bao gồm thuế VAT.

Bảng giá bán thép xây dựng Thái Nguyên

 

STT

 

Chủng loại

 

   Tiêu chuẩn

 

Đvt

 

Giá

1

Thép cuộn D10

CT5, SD295A

đ/kg

14.220

4

Thanh vằn D10

14.330

5

Thanh vằn D12

14.220

6

Thanh vằn D14

SD295A

14.110

7

Thanh vằn D16

14.110

8

Thanh vằn D18

14.110

9

Thanh vằn D20

14.110

10

Thanh vằn D22

14.110

11

Thanh vằn D25

14.110

12

Thanh vằn D32

14.110

13

Thanh vằn ~D40

14.110

 

Bảng giá sau đây được tham khảo tại thị trường Miền Bắc, sản phẩm của Công ty Vina Kyoei. Giá bán chưa bao gồm thuế VAT.

Bảng giá bán thép xây dựng Vina Kyoei

 

STT

 

Chủng loại

 

   Tiêu chuẩn

 

Đvt

 

Giá

1

Thanh vằn D10

CB400/SD390

đ/kg

14.410

2

Thanh vằn D12

14.300

3

Thanh vằn D14

14.300

4

Thanh vằn D16

14.300

5

Thanh vằn D18

14.300

6

Thanh vằn D20

14.300

7

Thanh vằn D22

14.300

8

Thanh vằn D25

14.300

 

Giá bán thép cuộn tròn trơn xây dựng một số thị trường được tổng hợp theo các ngày trong tuần qua:

 

Bảng giá thép xây dựng

 

Ngày

 

Sản phẩm

 

Khu vực

 

Đvt

 

Giá

16/6/2015

Thép cuộn Ø6 Pomina

Bình Dương

đ/kg

15.000

Thép cuộn Ø8 Pomina

15.000

Thép cuộn Ø6

Đồng Tháp

15.200

Thép cuộn Ø8

15.200

Thép cuộn Ø6 LD

Đồng Nai

17.000

Thép cuộn Ø8 LD

17.000

Thép cuộn Ø6 LD

Trà Vinh

13.800

Thép cuộn Ø8 LD

13.800

Thép cuộn Ø6

Long An

13.650

Thép cuộn Ø8

13.650

Thép cuộn Ø6

Bạc Liêu

13.600

Thép cuộn Ø8

13.500

Thép cuộn Ø6

An Giang

14.550

Thép cuộn Ø8

14.500

Thép cuộn Ø6

Hậu Giang

15.000

Thép cuộn Ø8

15.000

 

Thị trường Long An, giá bán sản phẩm thép cuộn có giá bán khá thấp trong các tuần qua, lượng sản phẩm tiêu thụ chỉ ở mức khiêm tốn do nhu cầu từ thị trường vẫn ở mức thấp. Giá bán công bố đối với các dòng sản phẩm thép cuộn Ø6 và Ø8 có giá là 13.650 ngàn đồng/kg tại các đại lý bán lẻ.

Thị trường Bình Dương, giá bán sản phẩm thép cuộn Pomina khá ổn định trong tuần qua, lượng sản phẩm tiêu thụ chỉ ở mức khiêm tốn do nhu cầu từ thị trường vẫn ở mức thấp. Giá bán công bố đối với các dòng sản phẩm thép cuộn Ø6 và Ø8 có giá là 15 ngàn đồng/kg.

Thị trường Đồng Nai, lượng tiêu thụ không có chuyển biến đáng kể nào trong tuần này, giá bán luôn được duy trì ở mức cao qua nhiều tuần. Giá bán thép xây dựng được công bố trong đầu tuần này là 17 ngàn đồng/kg đối với thép cuộn Ø6 và Ø8, giá bán khá cao ở thời điểm hiện tại.

Thị trường Trà Vinh, giá bán lẻ thép cuộn tròn trơn xây dựng LD duy trì mức giá bán thấp hơn các tuần trước đó. Giá bán công bố đối với các dòng sản phẩm thép xây dựng Ø6 là 13.8  ngàn đồng/kg và Ø8 là 13.8 ngàn đồng/kg. Lượng sản phầm bán ra đều đặn, có chiều hướng tăng dần.

3.      Dự báo thị trường thép xây dựng

Sản lượng thép của Việt Nam được dự báo sẽ tăng lên khoảng 14 triệu tấn trong năm nay, ông Chu Đức Khải- phó chủ tịch và tổng thư ký Hiệp hội thép (VSA) phát biểu tại một hội nghị ngành thép trong khu vực gần đây. Con số này được căn cứ dựa trên các chỉ tiêu của chính phủ với tăng trưởng GDP 6.2%, kim ngạch xuất khẩu tăng 10%, lạm phát 4% và tổng vốn đầu tư đạt 30-32% GDP.

Các chuyên gia thương mại cảnh báo, với đà này, khi Hiệp định FTA VN - Hàn Quốc (VKFTA) và đặc biệt là FTA giữa VN với Liên minh kinh tế Á - Âu chính thức có hiệu lực, ngành thép sẽ phải chịu sức ép lớn hơn cả khi mở cửa. Các nước Hàn Quốc, Nga, Belarus, Kazakhstan đều có ngành sản xuất thép lâu đời, nhiều nhà máy thậm chí đã hết khấu hao với mức thuế suất 0% khi nhập vào VN, các doanh nghiệp trong nước sẽ khó chống đỡ.

Do đó không còn cách nào khác là doanh nghiệp phải tự nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm, nâng cao chất lượng, hạ giá cả, duy trì dịch vụ hậu mãi. Ngoài ra, để chặn các doanh nghiệp xuất khẩu không lành mạnh, VSA cũng kiến nghị Chính phủ hỗ trợ ngành thép xây dựng các biện pháp phòng vệ thương mại như xem xét điều tra chống bán phá giá một số mặt hàng thép trong nước đã sản xuất được để bảo vệ các nhà sản xuất.

 

Lưu ý: Bảng giá trên đây được tham khảo tại các công ty, đại lý chuyên cung cấp thép xây dựng. Vì vậy bảng giá bán này chỉ để tham khảo không phải là giá cố định mà được điều chỉnh dựa trên số lượng lô hàng, khách hàng khi mua tại các công ty hay đại lý, phương tiện vận chuyển và hình thức thanh toán tùy thuộc vào vùng miền. 

4.      Giá các mặt hàng thép cơ bản Việt Nam

 

 

Chào giá (đ/kg)

Xuất xứ

Giá

Tăng /giảm

Cuộn trơn Ø6

Trung Quốc

  9.300

Không đổi

Cuộn trơn Ø8

Trung Quốc

 10.000

Tăng 500

Thép tấm 3,4,5 mm

Trung Quốc

  9.200

Giảm 200

Thép tấm 6,8,10,12 mm

Trung Quốc

  9.400

Giảm 100

HRC 2mm

Trung Quốc

  9.600

Giảm 200

 

 

 

 

 

 

 

 

 

   

Tổng quan thị trường thép thế giới tuần 24

 

  Mỹ

Thị trường thép Mỹ đi từ ổn định tới suy yếu do áp lực hàng nhập khẩu, người mua kháng cự giá mới mặc dù giá phế đã tăng thêm ít nhất 20 USD/tấn.

Các khách hàng thép cây Đông Nam Mỹ tỏ ra không hưởng ứng trước khả năng các nhà máy nội địa nâng giá thép cây so với các đối thủ tại Midwest. Gía tại Southeast là 575 USD/tấn xuất xưởng. Trong khi đó, giá chào thép cây nhập khẩu cho đơn hàng tối thiểu 1.000 tấn là 455-470 USD/tấn giao bằng xe tải tới Houston cho các đơn hàng giao tháng 8 và 9.

Các khách hàng thép tấm thị trường giao ngay cũng đang kháng cự lại bất cứ nỗ lực tăng giá nào từ phía nhà máy sau 2 lần tăng giá trước đó. Các trung tâm dịch vụ vẫn tiếp tục bán hàng tồn với giá thấp hơn giá xuất xưởng, cho phép người mua thu mua đủ nguyên liệu mà không cần phải mua thép từ nhà máy sau khi giá đã tăng tổng cộng 45-50 USD/tấn hồi cuối tháng 5. Trong khi đó, hàng nhập khẩu vẫn đe dọa tới thị trường nội địa với giá 480-520 USD/tấn CIF Houston và hầu như đều có thời gian giao hàng là Q4.

Sau thời gian dài chờ đợi các đàm phán lao động và các vụ kiện thương mại thì tới tuần này, thị trường thép cuộn Mỹ nhận thấy không bị ảnh hưởng trực tiếp từ các đàm phán lao động trong hè nên có thể nhận được vài động lực tăng trưởng. Gía chào bán HRC phổ biến ở mức 460 USD/tấn.

Châu Á

Giá giao ngay của cuộn trơn nhập khẩu vào Châu Á tiếp tục lao dốc trong tuần này do quặng sắt và phôi thanh Trung Quốc bắt đầu giảm kể từ cuối tuần trước, càng khiến thị trường mất niềm tin.

Sau khi thép của Jiujiang Wire Rod giảm 84 NDT/tấn trong tuần trước xuống 342-347 USD/tấn FOB, nhiều nhà sản xuất Trung Quốc đã làm theo và giảm chào giá xuống khoảng 345 USD/tấn FOB.

Giá giao ngay của thép cây nhập khẩu vào Châu Á cũng tiếp tục đi xuống trong tuần thứ 5 liên tiếp, do giá quặng sắt giảm đã làm “xói mòn” niềm tin thị trường và nhiều người mua vẫn đang trong tư thế chờ đợi. Ở Hong Kong, các giao dịch được ký kết với giá xấp xỉ 342 USD/tấn CFR trọng lượng thực tế. Ở Singapore, giao dịch gần đây nhất nghe nói được thực hiện với giá 330 USD/tấn CFR trọng lượng lý thuyết.

Trong khi đó, giá giao ngay của HRC Châu Á dao động ở mức thấp kỷ lục trong bối cảnh thị trường trầm lắng và không có giao dịch nào được nghe nói ký kết. Một khách hàng Việt Nam đã nhận được hai chào giá ở mức thấp 352 USD/tấn CFR Hải Phòng từ Trung Quốc cho HRC SS400 vận chuyển vào đầu tháng 8. Tuy nhiên, ông cho biết sẽ không mua ở giá này và cho biết những nhà buôn này có khả năng là bán khống, do không có nhà máy nào chấp nhận mức giá thấp như vậy ở thời điểm này.

CIS

Các nhà máy CIS vẫn đang chịu nhiều áp lực khi xuất khẩu thép cuộn Biển Đen, tuy nhiên, họ cũng ra sức kháng cự để giữ giá bình ổn cho thép cuộn sản xuất tháng 7 giao tháng 8. Dù vậy, giá có vẻ còn giảm nữa do nhu cầu tiêu thụ thấp.

Gía chào bán HRC Nga tới các thị trường ngoài Châu Âu đạt mức 345-355 USD/tấn FOB Biển Đen. Gía đạt mức tương tự cho các thị trường Thổ Nhĩ Kỳ, Levant và Bắc Phi. Gía chào từ Trung Quốc đạt mức tối thiểu 345-347 USD/tấn.

Đối với thị trường Châu Âu, giá chào HRC đạt mức 350 Euro/tấn (394 USD/tấn) FOB Biển Đen, tuy nhiên, giá này chưa thể cạnh tranh được với các nhà máy Trung Quốc.

Gía CRC có phần ổn định hơn với giá chào thấp nhất từ Nga là 435 USD/tấn FOB Biển Đen và cao nhất là 480 USD/tấn FOB. Metinvest cố gắng giữ giá CRC cao hơn HRC 60 Euro/tấn cho thị trường Châu Âu và 80 USD/tấn cho các thị trường khác.

Các nhà máy CIS cũng đang giảm giá phôi thanh giao tháng 7-8 từ biển Đen trước tình hình tiêu thụ trì trệ cộng với áp lực từ Trung Quốc. Để cạnh tranh với các đối thủ Trung Quốc, các nhà máy CIS đang giảm giá chào bán xuống còn 355-365 USD/tấn FOB Biển Đen/Biển Azov. Tuy nhiên, giá chào này không thực tế đối với khách hàng.

Châu Âu

Thị trường thép cây Tây Bắc Âu tuần này bình ổn. Các nhà máy Đức đang tiếp tục giữ giá tăng 10 Euro/tấn theo phương thức tăng phí phụ thu trong tuần qua, tuy nhiên, giá mới chưa được chấp nhận do tiêu thụ vẫn trì trệ. Gía giao dịch tại Đức vẫn đạt mức 460 Euro/tấn đã tính phí giao hàng.

Tại Pháp, các nhà máy chào bán tại mức 190 Euro/tấn đã tính phí giao hàng với giá không đổi tại mức 180 Euro/tấn đã tính phí giao hàng. Các nhà máy muốn tăng thêm 10 Euro/tấn nữa nhưng sức mua không đủ.

Trong khi đó, thị trường thép cuộn tiếp tục suy yếu do áp lực nhu cầu tiêu thụ thấp trong hè. Các nhà máy Châu Âu đang bán tại mức 390 Euro/tấn xuất xưởng và sẽ giảm giá trong tháng 7/8 do đây là mùa tiêu thụ thấp điểm của thị trường.

Trong khi HRC và CRC chịu sức ép thì HDG lại không bị ảnh hưởng. Gía thép mạ vẫn ổn định với công suất không quá cao.

Thổ Nhĩ Kỳ

Gía chào thép cây từ các nhà máy Thổ Nhĩ Kỳ ở Iskenderun đã giảm do giá nguyên liệu thô vào Thổ Nhĩ Kỳ giảm. Gía chào đạt mức 430-435 USD/tấn FOB từ khu vực Iskenderun mặc dù giá các nơi khác cao hơn.

Trong khi đó, các nhà máy Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng duy trì giá niêm yết HRC bình ổn trong bối cảnh thị trường trì trệ trong khi các nhà máy giảm giá chào xuất khẩu xuống 10 USD/tấn trong tuần qua để cạnh tranh với đối thủ.

Các nhà máy nội địa đang chào bán HRC tại mức 425-440 USD/tấn xuất xưởng tới thị trường trong nước trong khi giá chào xuất khẩu đạt mức 390-410 USD/tấn FOB kèm chiết khấu, giảm 10 USD/tấn so với tuần trước đó. Gía chào nhập khẩu thấp cũng tiếp tục gây áp lực cho giá nội địa và xuất khẩu. Các nhà máy Ukraina đang chào bán HRC tại mức 365-375 USD/tấn CFR trong khi giá chào Nga bình ổn tại mức 375-385 USD/tấn CFR. Các nhà máy Trung Quốc đang chào bán HRC tại mức 350-360 USD/tấn CFR Thổ Nhĩ Kỳ.

Mặc dù giá thép cuộn ổn định song giá xuất khẩu thép mạ Thổ Nhĩ Kỳ đã giảm thêm 5 USD/tấn trong tuần do tiêu thụ trì và giá chào cạnh tranh từ đối thủ, và bất chấp chi phí sản xuất tăng. Gía chào từ các nhà máy Thổ Nhĩ Kỳ cho HDG 0.5mm vẫn bình ổn tại mức 630-650 USD/tấn xuất xưởng trong khi giá chào xuất khẩu HDG 0.5mm giảm thêm 5 USD/tấn tuần này còn 595-625 USD/tấn FOB do tiêu thụ trì trệ.

Gía chào PPGI 9002 0.5mm xuất khẩu đạt mức 695-725 USD/tấn FOB, cũng giảm 5 USD/tấn trong khi gái niêm yết vẫn ở mức 730-750 USD/tấn xuất xưởng.

Nhật Bản

Nhà sản xuất thép cây lớn nhất Nhật Bản Kyoei Steel thông báo sẽ nâng giá thép cây lên 2.000 Yên/tấn (16 USD/tấn) cho những hợp đồng tháng 7. Kyoei đã giữ giá không đổi kể từ tháng 11/2014.

Nhà máy không bao giờ tiết lộ chi tiết giá niêm yết của mình nhưng giá thị trường hiện nay của thép cây cỡ thường (16-25mm) ở Tokyo là 58.000-59.000 Yên/tấn (470-479 USD/tấn) và Osaka 54.000-55.000 Yên/tấn.

Hàn Quốc

Hyundai Steel cho biết sẽ giảm chiết khấu trên giá bán thép cây trong nước cho tháng 7 do số lượng sản xuất hạn chế trong hè vào thời điểm nhà máy bảo trì thường niên. Theo đó, giá bán tới khách hàng sẽ tăng tương đương 20.000 Won/tấn (18 USD/tấn).

Bên cạnh đó, sự sụt giảm liên tục của hàng tồn kho thép cây suốt vài tuần qua cũng là nguyên nhân dẫn đến quyết định này của nhà máy. Hyundai và các nhà thầu trước đây đã chấp thuận mức giá 600.000 Won/tấn (537 USD/tấn) cho thép cây SD400 đường kính 10mm, giảm 45.000 Won/tấn so với quý 1.

Ấn Độ

Giá HRC ở Ấn Độ vẫn không đổi trong tuần này do lực cầu ổn định.  Gía xuất xưởng cho HRC IS 2062 loại A/B dày 3mm là 28.500-30.500 rupees/tấn (444-476 USD/tấn).

HRC loại thương phẩm SS400 dày trên 3mm của Trung Quốc tiếp tục dao động khoảng 335 USD/tấn FOB (370 USD/tấn CFR tức 23.692 rupees/tấn). Mức giá này tương đương 424 USD/tấn gồm thuế nhập khẩu 7.5%). Tuy nhiên, một vài nhà máy Trung Quốc đang chào giá 365 USD/tấn CFR cho những đơn hàng giao ngay. Ngoài ra, thép giá rẻ tiếp tục đến từ Nhật Bản và Hàn Quốc.

 

Tổng quan thị trường thép Trung Quốc tuần 24

 

Thị trường thép Trung Quốc vừa trải qua một tuần u ám nhất, các loại thép đồng loạt rớt giá mạnh do những nguyên liệu chủ chốt như phôi thanh và quặng sắt cùng quay đầu đi xuống, càng làm mất niềm tin người mua. Thị trường các nước xuất khẩu cũng đang bước vào mùa mưa làm hạn chế sức mua vốn đã rất yếu ớt. Giải pháp nhất thời để đối phó lại tình trạng này là các nhà máy lên kế hoạch bảo trì nhằm giảm bớt lượng cung quá lớn nhằm cứu giá khỏi đà lao dốc nhưng xem ra sản lượng dự kiến bị cắt giảm không thấm vào đâu so với một lượng khổng lồ đang ùn ứ, trong khi sức mua ngày càng “nhỏ giọt”, nên có vẻ như phương án này không mấy khả thi để hỗ trợ cho giá thép.  

Thị trường trong nước 

Thép xây dựng

 

Bất chấp nhiều nỗ lực tích cực từ Hegang nhằm cố cứu vớt thị trường đang lao dốc không phanh nhưng xem ra giá thép cây vẫn cứ thẳng một mạch đi xuống, liên tục chọc thủng đáy đã lập gần đây và nhiều lần lập mốc thấp kỷ lục mới chỉ trong một tuần qua. Nguyên nhân có thể kể đến là do phôi thanh giảm mạnh trong tuần này cộng thêm sức ép đến từ nhu cầu teo tóp của các ngành tiêu thụ thép trực tiếp. Mỗi lần thị trường biến động giảm mạnh là người mua lại tỏ ra thận trọng hơn và lập tức lùi về vị trí quan sát chờ giá thấp hơn rồi mới mua. Chính tâm lý chờ đợi như vậy đã khiến thị trường khó càng thêm khó. Chỉ trong 1 tuần mà thép cây HRB400 đường kính 18-25mm đã “bốc hơi” tổng cộng 65-75 NDT/tấn xuống còn 2.125-2.135 NDT/tấn (342-344 USD/tấn) xuất xưởng trọng lượng thực tế và gồm 17% VAT. 

Tại Thượng Hải, cuộn trơn Q195 6.5mm cũng giảm 70 NDT/tấn (11 USD/tấn) so với tuần trước xuống 2.140-2.150 NDT/tấn xuất xưởng gồm 17% VAT theo giá phôi thanh. Khách hàng đang chờ giá xuống thấp hơn nữa nên chưa muốn mua. 

Thép công nghiệp

 

Với áp lực trả nợ vào cuối quý 2 khiến nhiều đại lý muốn bán cho hết hàng tồn kho để thu về tiền mặt nên đành phải giảm giá để kích cầu khiến thép tấm liên tục rớt giá. Thép tấm Q235 14-20mm đang được giao dịch phổ biến ở mức 2.130-2.180 NDT/tấn (343-351 USD/tấn) gồm 17% VAT ở Thượng Hải tính đến ngày 15/6, giảm 220 NDT/tấn so với cuối tháng 5.

Giá HRC thấp đến nỗi các nhà máy bị thua lỗ và phải tính đến chuyện cắt giảm sản lượng hoàn toàn trong tương lai hay bảo trì đột xuất. Từ trước đến nay HRC là loại thép ít biến động nhất nhưng trong tuần qua cũng giảm mạnh gây ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ thị trường thép. Hệ quả sau 1 tuần giảm liên tục là HRC Q235 5.5mm mất 85 NDT/tấn còn 2.300-2.310 NDT/tấn (371-372 USD/tấn) xuất xưởng gồm 17% VAT. 

Bị ảnh hưởng bởi sự tụt dốc thảm hại của HRC, thị trường CRC ở Thượng Hải cũng không tránh khỏi xu hướng chung này. Hôm thứ Ba, Platts định giá CRC SPCC dày 1.0mm ở mức 2.850-2.950 NDT/tấn (459-475 USD/tấn), giảm 55 NDT/tấn so với đầu tuần trước. 

Thị trường xuất khẩu

 

Giá xuất khẩu CRC bắt đầu quỹ đạo đi xuống trong tuần này sau khi duy trì ổn định vào tuần trước. Platts định giá CRC SPCC dày 1.0mm ở mức 398-402 USD/tấn FOB hôm thứ Ba, giảm 2,5 USD/tấn so với đầu tuần trước. Bên cạnh nhu cầu ở nước ngoài trì trệ thì nguyên nhân chính khiến giá đi xuống là vì phôi thanh trong nước giảm 80 NDT/tấn (12,9 USD/tấn) tức 4% so với cuối tuần trước còn 1.840 NDT/tấn ở Đường Sơn. Điều này đã khiến thị trường mất niềm tin và suy đoán giá thép sẽ tiếp tục giảm.

Cuộn trơn xuất khẩu sang khu vực Châu Á tiếp tục lao dốc trong tuần này do quặng sắt và phôi thanh trong nước bắt đầu giảm kể từ cuối tuần trước. Hôm thứ Tư, Platts định giá cuộn trơn dạng kéo 6.5mm ở mức 335-340 USD/tấn FOB.

Tương tự, giá thép tấm dày cũng tiếp tục đi xuống trong tháng 6 do đơn hàng ở nước ngoài ít ỏi cộng thêm giá trong nước không ngừng giảm. Tình hình này sẽ còn kéo dài thêm ít nhất là cho đến tháng sau. Platts định giá xuất khẩu cho thép tấm SS400 dày 12-30mm ở mức 345-355 USD/tấn FOB hôm 15/6, giảm 7,5 USD/tấn so với cuối tháng 5. Trong hai tuần đầu tháng 6, giá đã rớt mạnh hơn so với 2,5 USD/tấn của cả tháng 5.

Giá thép cây xuất khẩu tới Châu Á tiếp tục đi xuống trong tuần thứ 5 liên tiếp. Platts định giá thép cây BS460/HRB400 đường kính 16mm giảm 2,5 USD/tấn so với tuần trước còn 321-327 USD/tấn FOB Trung Quốc trọng lượng thực tế. Mức giá được xem là thấp kỷ lục trong 10 năm qua. Thậm chí một số nhà cung cấp đã chọn cách tạm hoãn yết giá do giá xuất khẩu thấp hiện nay sẽ chỉ khiến họ càng thêm bị lỗ.

Giá HRC xuất khẩu tới Châu Á cũng bị ảnh hưởng bởi giá trong nước nên lại rơi tới mốc thấp kỷ lục mới hôm thứ Năm trong bối cảnh sức mua trì trệ cùng với quặng sắt suy yếu. Giá thép có thể sẽ giảm hơn nữa nếu như quặng sắt tiếp tục lao dốc. Platts định giá HRC SS400 dày trên 3.0mm ở mức 340-345 USD/tấn FOB, giảm 2 USD/tấn so với ngày trước đó và 5 USD/tấn so với tuần trước.