Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Bản tin thép xây dựng tuần 19/2015

 THỊ TRƯỜNG THÉP XÂY DỰNG VIỆT NAM TUẦN 19

 Từ ngày 08 đến ngày 14-05-2015  

1.      Thị trường thép xây dựng trong nước 

Diễn biến thị trường thép xây dựng diễn ra khá sôi động tại các khu vực bán lẻ, lượng sản phẩm bán ra tăng lên rõ rệt trong tuần qua. Hoạt động xây dựng tại các khu dân cư tăng mạnh khiến cho nhu cầu về vật liệu xây dựng cũng tăng theo. Giá bán có chênh lệch 50 ngàn đồng/tấn tùy từng thời điểm. Tuy vậy, theo quan điểm của các chuyên gia trong ngành, việc giảm chi phí sản xuất, tăng chất lượng thép để cạnh tranh và mở rộng thị trường xuất khẩu là giải pháp tiên quyết cho ngành thép xây dựng.

 

Tập đoàn Hòa Phát (HPG) cho biết, tháng 4/2015, thép Hòa Phát đạt sản lượng bán hàng gần 141.000 tấn, tăng hơn 38% so với cùng kỳ năm trước. Tất cả các khu vực thị trường đều tăng trưởng mạnh, trong đó, lượng tiêu thụ sản phẩm tại các khu vực từ Đà Nẵng trở vào tăng trên 100% so với tháng 4 năm trước. Lũy kế 4 tháng đầu năm, thép Hòa Phát đạt sản lượng tiêu thụ 437.000 tấn, tương đương 36% kế hoạch năm, thị phần vào khoảng 23%.

Theo Bộ Công thương, tháng 4/2015, sức tiêu thụ mặt hàng thép trên thị trường nội địa tốt, giá bán tại nguồn duy trì ổn định so với tháng trước do nhiều dự án sau Tết Nguyên đán đã khởi động trở lại. Các nhà sản xuất có những chính sách điều chỉnh giá bán và cũng như chiết khấu phù hợp nhằm đẩy mạnh lượng tiêu thụ.

Tại khu vực phía Nam, một số nhà sản xuất điều chỉnh giảm giá mặt hàng thép thanh vằn (CB300, CB400) để tăng sức cạnh tranh, mức giảm phổ biến từ 50.000-100.000 đồng/tấn. Tính chung 4 tháng đầu năm 2015, lượng sắt thép thô đạt 1.053,9 nghìn tấn, tăng 2,5%; thép cán đạt 1.286,9 nghìn tấn, tăng 17,3%. Thép thanh, thép góc đạt 1067,6 nghìn tấn, tăng 0,4% so với cùng kỳ.

Còn theo số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, nhập khẩu thép vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm mà tiếp tục đà tăng suốt những năm gần đây. Trong khi doanh nghiệp trong nước chưa sản xuất được thép hợp kim chứa boron (Bo) thì một lượng lớn mặt hàng này đang được nhập ồ ạt vào Việt Nam để hưởng mức thuế 0%. Điều đáng nói, thép Bo khi vào Việt Nam được sử dụng làm thép xây dựng thì có giá bán thấp hơn nhiều so với thép xây dựng trong nước, gây khó khăn về tiêu thụ cho các doanh nghiệp sản xuất nội địa. Được biết, năm 2014, tổng lượng thép nhập khẩu vào nước ta lên tới 11 triệu tấn, trong đó thép Bo chiếm tới gần 5 triệu tấn. 

2.      Thông tin thị trường giá thép xây dựng các khu vực, nhà máy

 

Thép Trung Quốc khi bị áp thuế chống bán phá giá tại thị trường châu Âu sẽ làm tăng lượng dư thừa thép của nước này. Do đó, áp lực thép Trung Quốc giá rẻ tràn vào Việt Nam trong thời gian tới là rất lớn, gây ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong nước vốn đã rất khó khăn trong thời gian qua. Vì vậy, để bảo vệ lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp sản xuất thép cán nguội không gỉ của Việt Nam, Cục Quản lý cạnh tranh sẽ phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Hải quan – Bộ Tài Chính và Cục Xuất Nhập khẩu – Bộ Công Thương theo dõi sát sao động tĩnh của Trung Quốc và đưa ra các kế hoạch ứng phó hiệu quả trong thời gian tới.

Bảng giá sau đây được tham khảo tại thị trường Miền Nam, sản phẩm của Công ty Thép Việt. Giá bán chưa bao gồm thuế VAT.

Bảng giá bán thép xây dựng Thép Việt

 

STT

 

Chủng loại

 

   Tiêu chuẩn

 

Đvt

 

Giá

1

Thanh vằn D10

SD390

JIS

G31 12:2010

đ/kg

14.500

2

Thanh vằn D12

14.350

3

Thanh vằn D14

14.350

4

Thanh vằn D16

14.350

5

Thanh vằn D18

14.350

6

Thanh vằn D20

14.350

7

Thanh vằn D22

14.350

8

Thanh vằn D22

14.350

9

Thanh vằn ~D32

14.350

10

Thanh vằn D12

CB300-V

TCVN 1651 2:2008

14.250

11

Thanh vằn D14

14.250

12

Thanh vằn D16

14.250

13

Thanh vằn D18

14.250

14

Thanh vằn D20

14.250

15

Thanh vằn D10

CB400-V

TCVN 1651 2:2008

14.500

16

Thanh vằn D12

14.350

17

Thanh vằn D14

14.350

18

Thanh vằn D16

14.350

19

Thanh vằn D18

14.350

20

Thanh vằn D20

14.350

21

Thanh vằn D22

14.350

22

Thanh vằn D22

14.350

23

Thanh vằn ~D32

14.350

24

Thanh vằn D36

14.650

25

Thanh vằn ~D40

14.650

Giá bán thép cuộn tròn trơn xây dựng một số thị trường được tổng hợp theo các ngày trong tuần qua:

 

Bảng giá thép xây dựng

 

Ngày

 

Sản phẩm

 

Khu vực

 

Đvt

 

Giá

12/5/15

Thép cuộn Ø6 Pomina

Bình Dương

đ/kg

15.000

Thép cuộn Ø8 Pomina

15.000

Thép cuộn Ø6

Đồng Tháp

15.200

Thép cuộn Ø8

15.200

Thép cuộn Ø6 LD

Đồng Nai

17.000

Thép cuộn Ø8 LD

17.000

Thép cuộn Ø6 LD

Trà Vinh

13.800

Thép cuộn Ø8 LD

13.800

Thép cuộn Ø6

Long An

13.650

Thép cuộn Ø8

13.650

Thép cuộn Ø6

Bạc Liêu

13.600

Thép cuộn Ø8

13.500

 

Thị trường Bình Dương, giá bán sản phẩm thép cuộn Pomina khá ổn định trong tuần qua, lượng sản phẩm tiêu thụ chỉ ở mức khiêm tốn do nhu cầu từ thị trường vẫn ở mức thấp. Giá bán công bố đối với các dòng sản phẩm thép cuộn Ø6 và Ø8 có giá là 15 ngàn đồng/kg.

Thị trường Đồng Nai, lượng tiêu thụ không có chuyển biến đáng kể nào trong tuần này, giá bán luôn được duy trì ở mức cao qua nhiều tuần. Giá bán thép xây dựng được công bố trong đầu tuần này là 17 ngàn đồng/kg đối với thép cuộn Ø6 và Ø8, giá bán khá cao ở thời điểm hiện tại.

Thị trường Trà Vinh, giá bán lẻ thép cuộn tròn trơn xây dựng LD duy trì mức giá bán thấp hơn các tuần trước đó. Giá bán công bố đối với các dòng sản phẩm thép xây dựng Ø6 là 13.8  ngàn đồng/kg và Ø8 là 13.8 ngàn đồng/kg. Lượng sản phầm bán ra đều đặn, có chiều hướng tăng dần.

Thị trường Đồng Tháp, giá bán lẻ thép xây dựng ổn định hơn so với các khu vực khác. Nguyên nhân của tình trạng này là do nhu cầu từ thị trường duy trì đều đặn, hoạt động xây dựng diễn biến theo chiều hướng tăng. Tuần này, giá bán lẻ đối với các dòng sản phẩm thép cuộn Ø6 và Ø8 có giá là 15,2 ngàn đồng/kg.

Thị trường Bạc Liêu, lượng tiêu thụ thép xây dựng ổn định hơn so với các khu vực khác. Nguyên nhân của tình trạng này là do nhu cầu từ thị trường duy trì đều đặn, giá bán đã gảm so với các tuần trước đó. Tuần này, giá bán lẻ đối với các dòng sản phẩm thép cuộn Ø6 có giá bán 13.6 ngàn đồng/kg và Ø8 có giá là 13.5 ngàn đồng/kg.

3.      Dự báo thị trường thép xây dựng

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, nhu cầu về thép xây dựng đang gia tăng. Đây là tín hiệu tốt cho thị trường vật liệu xây dựng nói chung và thép xây dựng nói riêng trong thời gian tới. Dự báo thị trường bán lẻ tại các đại lý sẽ diễn ra sôi động do nhu cầu tăng theo tiến độ từng công trình cụ thể. Giá bán sẽ được các đại lý duy trì ổn định so với tuần trước nhằm ổn định đầu ra.

Năm 2015, thị trường thép Việt bắt đầu quá trình loại bỏ một cách quyết liệt. Thị trường hiện đang chia làm 3 nhóm nhà cung cấp, gồm các thành viên của Tổng công ty Thép (VNS); các doanh nghiệp liên doanh với Việt Nam Steel  và các doanh nghiệp ngoài những cái tên như Thép Vạn Lợi, Thép Sông Hồng… sẽ không còn trên thị trường thép xây dựng.

Ba doanh nghiệp chiếm thị phần thép lớn nhất năm 2014 lần lượt thuộc về Hòa Phát 19,1%, Pomina 15,1% và Tisco 11,4%. Các doanh nghiệp còn lại như Thép Việt Úc, Thép Việt Ý, Dana - Ý, Thép Việt Đức, Thép Việt Nhật, Vina Kyoei cũng đang nỗ lực giành lại thị phần trong thế khó. Với công suất thiết kế 11 triệu tấn, nhưng năm 2015 toàn ngành thép dự kiến mức tiêu thụ chỉ đạt khoảng 6 triệu tấn. Thị trường cũng đang chứng kiến sự “biến mất” của một số cái tên khi Vina Kyoei sở hữu 70% cổ phần của Thép Pomihoa và đổi tên thành Vina Kyoei Việt Nam.

Trong các ngành hàng chịu sức ép cạnh tranh khi Việt Nam ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA), mở cửa và hội nhập sâu rộng với thế giới, thì sắt thép được liệt vào ngành bị ảnh hưởng lớn hơn cả.Thép xây dựng sẽ là ngành bị ảnh hưởng lớn nhất từ các FTA, do cung trong nước hiện đang lớn hơn cầu.

Trong khi đó, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với Liên minh Hải quan Nga, Belarus và Kazakhstan (VCUFTA) hiện đã kết thúc đàm phán và chỉ chờ ngày ký kết, với cam kết giảm thuế nhập khẩu về 0% đối với các mặt hàng thép từ 3 nước trên, được cho là điều khủng khiếp với ngành thép nội địa. Với tổng sản lượng sản xuất lên tới gần 70 triệu tấn/năm, đứng thứ 5 toàn cầu, sở hữu công nghệ sản xuất hiện đại với 70% sản xuất bằng lò cao, đã có sẵn thị phần 8,1% sản phẩm xuất khẩu vào Châu Á và chi phí sản xuất rất cạnh tranh thì chỉ cần VCUFTA được thông qua, thép Nga sẽ nhanh chóng gia tăng tại Việt Nam.

Lưu ý: Bảng giá trên đây được tham khảo tại các công ty, đại lý chuyên cung cấp thép xây dựng. Vì vậy bảng giá bán này chỉ để tham khảo không phải là giá cố định mà được điều chỉnh dựa trên số lượng lô hàng, khách hàng khi mua tại các công ty hay đại lý, phương tiện vận chuyển và hình thức thanh toán tùy thuộc vào vùng miền. 

4.      Giá các mặt hàng thép cơ bản Việt Nam

 

 

Chào giá (đ/kg)

Xuất xứ

Giá

Tăng /giảm

Cuộn trơn Ø6, Ø8

Trung Quốc

  9.800

Giảm 300

Thép tấm 3,4,5 mm

Trung Quốc

  9.600

Giảm 200

Thép tấm 6 mm

Trung Quốc

  9.700

Giảm 300

Thép tấm 8 mm

Trung Quốc

  9.900

Giảm 100

Thép tấm 10,12 mm

Trung Quốc

  9.800

Giảm 200

HRC 2mm

Trung Quốc

10.000

Giảm 300

  
  Tổng quan thị trường thép thế giới tuần 19

 

 Mỹ

Gía phế tăng gần đây đã thúc đẩy các nhà máy thép Mỹ tăng giá để bảo toàn lợi nhuận.

Thị trường thép cuộn Mỹ dường như sắp đón nhận làn sóng tăng giá kế tiếp sau khi các nhà máy tăng giá thêm 20 USD/tấn hồi cuối tháng 4. Gía chào bán HRC trên thị trường vẫn ở mức 455 USD/tấn, cao hơn hoặc thấp hơn 5 USD/tấn, tuy nhiên, hầu hết các nhà máy chào bán tại mức 460 USD/tấn và cũng có người tìm kiếm giá cao hơn.

Tương tự, các nhà máy thép tấm cũng tăng giá thêm 25 USD/tấn trong tuần. EVRAZ và Nucor dẫn đầu làn sóng tăng giá này trong khi  SSAB Americas và ArcelorMittal USA độc lập thông báo tăng giá ngày sau đó với mức tăng tương tự.

Tại thị trường thép dây, Gerdau Long Steel North Ameria và Keystone Steel& Wire cho biết sẽ tăng giá thép dây thêm 20 USD/tấn đối với các lô hàng tháng 6 sau khi các đối thủ cạnh tranh đã độc lập tăng giá trước đó như Nucor  và ArcelorMittal Long Carbon North Ameria.

Thị trường thép nội địa Mỹ khởi sắc cũng giúp các nhà xuất khẩu thép nước khác vững niềm tin hơn vào thị trường. Tiêu biểu như các nhà xuất khẩu thép cây Thổ Nhĩ Kỳ  đã tăng giá lên mức 480 USD/tấn CFR Houston từ mức 470 USD/tấn tuần trước.

Trong khi đó, giá chào từ Nhật Bản là 467 USD/tấn CFR, cũng tăng dựa theo giá phế. Thép cây Nhật Bản hơi giới hạn về khối lượng cung cấp cũng như độ dài nên thép cây Thổ Nhĩ Kỳ có lợi thế hơn tại Mỹ.

CIS

Gía chào mới đối với phôi thanh CIS vẫn chưa được thị trường Thổ Nhĩ Kỳ chấp nhận trong thời gian gần đây do ưa chuộng giá phôi thanh thấp hơn từ Trung Quốc. Họ vẫn kháng cự lại giá chào bán 380-385 USD/tấn FOB Biển Đen trong khi các nhà máy không chấp nhận giá dự thầu dưới mức 375 USD/tấn FOB.

Đối với thị trường Bắc Phi và Châu Phi, mức giá 380 USD/tấn FOB Biển Đen có thể chấp nhận được. Một nhà cán lại Ai Cập nhận được giá chào từ CIS tại mức giá 405-410 USD/tấn CFR nhưng không chấp nhận.

Dựa trên giá phôi thanh và phế tăng, các nhà máy CIS cũng  tăng giá thép cây và thép dây thêm 10 USD/tấn so với tháng trước. Gía thép cây và thép dây CIS hiện có sẵn tại mức 395-400 USD/tấn và 410-415 USD/tấn FOB Biển Đen.

Châu Âu

Gía thép cuộn Châu Âu vẫn  bình ổn mặc dù giá chào trong nước gặp nhiều áp lực từ hàng nhập khẩu.

Tại Nam Âu, giá giao dịch HRC đạt mức 390 Euro/tấn xuất xưởng trong khi hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đạt mức 365-370 Euro/tấn CIF cảng Ravenna hoặc Marghera tùy thuộc vào tỷ giá- giao tháng 9. Đối với các lô hàng giao nhanh, chẳng hạn tháng 6, giá đạt mức 395 Euro/tấn CIF.

HRC Tây Bắc Âu cũng bình ổn tại mức 405 Euro/tấn xuất xưởng Ruhr. Tình hình thị trường khá im ắng do Lễ Ascension Day tới gần.

CRC từ các nhà máy nội địa Châu Âu đạt mức 470 Euro/tấn xuất xưởng còn Trung Quốc đạt mức 425-430 Euro/tấn trong khi các giá chào khác đạt mức 426 Euro/tấn CIF giao tháng 9.

HDG Châu Âu đạt mức 440-445 Euro/tấn xuất xưởng.

Thổ Nhĩ Kỳ

Gía thép tấm Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng nhẹ trong tuần này dựa vao chi phí đầu vào tăng cùng với giá HRC, mặc dù thị trường chậm chạp. Các nhà máy bắt đầu tăng giá chào bán thêm 5-10 USD/tấn cho các đơn hàng giao tháng 7, tuy nhiên, hàng tồn giá thấp vẫn có sẵn trên thị trường. Gía chào từ các nhà máy trong nước cho thép tấm bản rộng 1.500mm dày 4-12mm đạt mức 470-485 USD/tấn xuất xưởng.

Trong khi đó, giá chào từ CIS tới Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tương đối bình ổn tại mức 440-450 USD/tấn CFR Thổ Nhĩ Kỳ cho các đơn hàng giao cuối tháng 6.

Trong khi đó, các nhà máy thép cây cũng nỗ lực tăng giá xuất khẩu. Gía chào  từ hầu hết các nhà máy đã tăng lên so với đầu tuần, hiện tại cố định tại mức 470 USD/tấn nhưng chưa có đơn hàng nào được chốt. Gía chào tới Mỹ đạt mức 475-480 USD/tấn và dự báo sẽ các đơn hàng vào tuần tới.

Gía xuất khẩu và nội địa thép mạ Thổ Nhĩ Kỳ vẫn bình ổn kể từ tháng qua do nhu cầu tiêu thụ tương đối thấp trong khi giá HRC tăng trong mấy ngày gần đây.

Gía chào bán HDG 0.5mm trong nước tương đối bình ổn tại mức 620-650 USD/tấn xuất xưởng trong khi PPGI 9002 0.5mm niêm yết tại mức giá không đổi 720-750 USD/tấn xuất xưởng. 

Gía chào xuất khẩu HDG 0.5mm là 600-630 USD/tấn FOB và PPGI 0.5mm đạt mức 700-730 USD/tấn FOB.

Ấn Độ

Giá HRC Ấn Độ vẫn không đổi trong tuần này do nhu cầu tiêu thụ tiếp tục ổn định. Chào giá cho HRC IS 2062 loạiA/B dày 3mm đạt mức 28.500-30.500 rupees/tấn (446-477 USD/tấn) xuất xưởng.

Chào giá HRC loại thương phẩm SS400 dày từ 3mm trở lên của Trung Quốc tiếp tục dao động quanh mức 360 USD/tấn FOB (395 USD/tấn CFR tức 25.267 rupees/tấn). Mức giá này tương đương 424 USD/tấn gồm thuế hải quan 7.5%.Đồng thời, HRC của Nhật Bản và Hàn Quốc loại dày 2mm đang được chào giá khoảng 400-410 USD/tấn  CFR (chưa gồm thuế hải quan dưới 1%).

Nhật Bản

Nippon Steel & Sumikin Stainless (NSSC) sẽ duy trì giá bán trong nước cho CRC austenite và ferrite đối với những hợp đồng tháng 05 nhưng sẽ giảm giá thép tấm austenite xuống 10.000 Yên/tấn (83 USD/tấn) do đồng Yên Nhật tăng giá còn niken lại giảm.

Gía thị trường hiện nay cho CRC loại 304 dày 2mm ở Tokyo khoảng 330.000 Yên/tấn (2.750 USD/tấn) trong khi CRC 430 cỡ 250.000 Yên/tấn (2.083 USD/tấn).

Nippon Steel & Sumitomo Metal Corp (NSSMC) cũng sẽ duy trì giá thép dầm hình H trong nước cho những hợp đồng tháng 05 (sản xuất tháng 06).  Gía thép dầm hình H SS400 cỡ lớn ở Tokyo và 77.000-78.000 Yên/tấn (647-655 USD/tấn), giảm 1.000 Yên/tấn (8,4 USD/tấn) so với một tháng trước.

Châu Á

Giá giao ngay của HRC xuất khẩu từ Trung Quốc vào Châu Á một lần nữa sụt giảm trong tuần này sau khi tăng nhẹ vào tuần trước, do lực mua ở nước ngoài suy yếu, giá HRC trong nước và quặng sắt giảm.

Chào giá phổ biến từ các nhà máy Trung Quốc dao động trong khoảng 360-365 USD/tấn , trong khi giao dịch chỉ ở mức thấp 355 USD/tấn FOB .

Chào giá từ Trung Quốc cho thép cuộn SAE 1006 2mm dùng để cán lại được nghe nói là 382 USD/tấn CFR Việt Nam, trong khi thép cuộn từ Nhật Bản được chào giá 387 USD/tấn CFR. Nghe nói không có giao dịch nào được ký kết ở mức giá này.

Đài Loan

Feng Hsin Iron & Steel đã giảm giá thép cây trong nước xuống 300 Đài tệ/tấn (10 USD/tấn) do nhu cầu chậm chạp cùng với giá thị trường thấp hơn.

Theo đó, giá niêm yết của công ty cho thép cây đường kính chuẩn 13mm giảm còn 13.600 Đài tệ/tấn (443 USD/tấn) xuất xưởng Taichung, áp dụng từ ngày thứ Hai.

Đơn hàng thép cây nhận được trong tuần trước ít ỏi. Nhu cầu trong nước suy yếu và giá có xu hướng đi xuống vì sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất.

Tổng quan thị trường thép Trung Quốc tuần 19

Thị trường thép hầu như không hề có sự phản ứng trước động thái cắt giảm lãi suất hôm chủ nhật, đây là lần hạ lãi suất thứ ba của ngân hàng trung ương trong 6 tháng qua. 

Thị trường trong nước 

Thép xây dựng

 

Sau khi giảm 30 NDT/tấn vào tuần trước, giá thép cây ở miền bắc liên tục lao dốc qua các ngày trong tuần, dẫn đến giá tiếp tục “bốc hơi” 50 NDT/tấn. Nguyên nhân vẫn là do các chủ đại lý phải hạ chào giá để thu hút khách hàng trong bối cảnh sức mua teo tóp, cùng một triển vọng u ám cho tháng này. Thép cây đường kính 18-25mm được chốt ở mức 2.250-2.270 NDT/tấn (363-366 USD/tấn) xuất xưởng trọng lượng thực tế và gồm 17% VAT hôm thứ Năm. 

Giá của cuộn trơn Q195 đường kính 6.5mm tại Thượng Hải giảm 30 NDT/tấn (5 USD/tấn) so với tuần trước còn 2.300-2.310 NDT/tấn (371-372 USD/tấn) gồm 17% VAT. 

Thép công nghiệp

 

Tương tự, giá HRC cũng giảm mất 55 NDT/tấn xuống còn 2.420-2.440 NDT/tấn (390-393 USD/tấn) xuất xưởng gồm 17% VAT hôm thứ Năm, do sức mua teo tóp.

Ngược lại, CRC đã kết thúc đà lao dốc từ đầu tháng 03 và duy trì không đổi so với đầu tuần trước với CRC SPCC dày 1.0mm có giá 2.920-3.010 NDT/tấn (470-485 USD/tấn). 

Giá thép tấm trong nước tiếp tục thụt lùi từ tháng 04 đến nay do ảnh hưởng từ giá HRC và nhu cầu trì trệ. Tại Thượng Hải, thép tấm Q235 14-20mm đang được giao dịch phổ biến với giá 2.380-2.420 NDT/tấn (384-390 USD/tấn) gồm 17% VAT, giảm 30 NDT/tấn so với cuối tháng 04 và đã giảm tổng cộng 125 NDT/tấn từ đầu tháng trước.

 

Thị trường xuất khẩu

Chào giá thép cây ít thu hút được người mua ở nước ngoài trong tuần này giữa nhiều quan ngại rằng giá có thể sẽ sụt giảm khi chịu sức ép từ giá trong nước đang suy yếu. Hôm 14/5, Platts định giá xuất khẩu cho thép cây BS460/HRB400 đường kính 16mm trở lên chốt tại 332-338 USD/tấn FOB trọng lượng thực tế, không đổi trong tuần thứ hai liên tiếp.

Giá HRC trong nước lao dốc kéo giá xuất khẩu xuống theo. Khả năng giá tăng là rất khó trong ngắn hạn, vì nhu cầu yếu ớt ở cả trong và ngoài nước, thêm vào đó quặng sắt có thể sẽ giảm hơn nữa. Platts định giá HRC SS400 dày trên 3mm từ 357-362 USD/tấn FOB Trung Quốc hôm thứ Năm, giảm 4,25 USD/tấn so với tuần trước.

Giá xuất khẩu CRC tiếp tục đi xuống trong bối cảnh nhu cầu ở nước ngoài trì trệ. Platts định giá CRC SPCC dày 1.0mm ở mức 410-415 USD/tấn FOB hôm thứ Ba, giảm 2,5 USD/tấn so với tuần trước và đây là tuần giảm thứ 6 liên tục. Kể từ cuối tháng 03, giá đã giảm tổng cộng 20 USD/tấn

Các nhà xuất khẩu cuộn trơn đã cố gắng nâng chào giá vào tuần trước, nhưng một lần nữa họ buộc phải hạ chào giá xuống vào đầu tuần này do gặp phải sự phản đối của khách hàng. Hôm 13/5, Platts định giá xuất khẩu cho cuộn trơn SAE1008 đường kính 6.5mm tăng 5 USD/tấn so với tuần trước lên 355-365 USD/tấn FOB.