Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Bài 4: Đừng mắc bẫy công nghệ bẩn

- Bình luận về việc ngành thép vỡ quy hoạch, Viện trưởng Viện Chiến lược Công nghiệp Phan Đăng Tuất cho rằng đó là hậu quả tất yếu của lối tư duy phong trào đã ăn sâu.

T.S Phan Đăng Tuất: đừng mắc bẫy công nghệ "bấn"

- Ông nhìn nhận thế nào về việc có tới 32 dự án thép ngoài quy hoạch?

- Theo quy hoạch ngành thép đến năm 2010, công suất đạt khoảng 10 – 11 triệu tấn, năm 2020 sẽ đạt trên 20 triệu tấn, như vậy là vừa đẹp với nhu cầu nền kinh tế. Nhưng khi cộng thêm những dự án “vỡ kế hoạch” thì công suất dự kiến sẽ lên đến 60 triệu tấn.

60 triệu tấn là con số quá nhiều. Dĩ nhiên có ý kiến cho rằng Việt Nam có thể xuất khẩu thép. Có điều mục tiêu trở thành nước xuất khẩu thép liệu có đáng để đánh đổi bằng việc đưa công nghệ bẩn vào Việt Nam hay không?

Tôi nói thế vì chúng ta đều biết hiệu quả và sức hấp dẫn từ giá trị gia tăng của ngành thép đã “hết thời” từ thế kỷ 20. Công nghiệp thép ngày nay là cái bẫy mà các nước phát triển đang dồn đẩy sang các nước đi sau vì thép điển hình cho thứ công nghệ gây bẩn môi trường và hiệu quả kinh tế thấp.

- Vì sao ông lại gọi công nghiệp thép là những chiếc bẫy chuyển giao công nghệ bẩn?

- Rất rõ ràng, hãy xem những gì công nghiệp thép đem lại. Thứ nhất, công nghiệp thép sửdụng quá nhiều tài nguyên từ đất đai đến nguồn nước, đặc biệt tiêu thụ quá nhiều năng lượng lại  hông chuyển giao được công nghệ tiên tiến đáng kể và không tạo ra nhiều việc làm mới, sử dụng chủ yếu là lao động phổ thông.
 
Thứ hai, như tôi đã nói, ngành công nghiệp này đã hết vai trò tạo ra giá trị gia tăng cao từ thế kỷ 20 và thường ô nhiễm môi trường nặng nề.

Công nghiệp thép không còn tạo ra giá trị gia tăng đáng kể. Ảnh: VNN.

Như vậy, ngành thép không những không tạo ra giá trị gia tăng đáng kể mà còn ảnh hưởng tới môi trường sống của thế hệ sau.
 
Tôi biết nhiều công nhân ngành thép mới 45 tuổi mà đã còm nhom gầy yếu, mất sức lao động trở nên không nghề nghiệp, không tương lai, thành gánh nặng cho xã hội đủ thấy sức tàn phá của ngành này. 

Tiếc là nhiều người vẫn còn nhận thức mơ hồ lắm, thậm chí cho rằng thép là thứ công nghiệp cao siêu rồi đặt tham vọng xuất khẩu thép này nọ.

- Vậy theo ông bao nhiêu nhà máy thép là vừa đủ với quy mô tăng trưởng của nền kinh tế?

- Theo quan điểm của tôi sự phát triển của ngành thép vừa qua đã quá mức chịu đựng của nền kinh tế. Trừ thép cao cấp, ngành thép chỉ cần cân đối đủ thị trường nội địa để tránh nhập khẩu thôi. Việt Nam không nên trở thành nước xuất khẩu thép vì đó là cái bẫy phát triển bền vững.

Đáng lẽ không cần có một ngành công nghiệp thép quá ồ ạt như vậy trừ những chỗ có nguồn khai thác như Thạch Khê chẳng hạn để mà có công nghiệp thép từ thượng nguồn chứ còn nhập thép về cán nóng cán lạnh đều là những nhóm ngành công nghiệp thép phương hại đến môi trường hết.

- Ông nghĩ ta nên rút ra bài học gì từ việc ngành thép vỡ quy hoạch?

- Bài học này có thể tham khảo từ nhiều nước. Bài học của họ rất đau đớn và họ chuyển giao sang mình còn ta cứ "hồn nhiên" chịu đựng.
 
Vì những lý do đó đã vài năm nay chúng tôi cảnh báo rất nhiều trên nhiều diễn đàn công khai nhưng dường như không có tác dụng. Chúng tôi cảm thấy bất lực trước những ý muốn chủ quan của những người nào đó.

Cứ như lặp lại câu chuyện của xi măng lò đứng, đánh bắt xa bờ, mía đường.. Hình như tính phong trào nó ăn sâu vào người mình mất rồi.

- Xin cảm ơn ông!
(Vietnamnet)

 

 

ĐỌC THÊM