Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tổng quan thị trường trong nước tuần đến ngày 20/8/2010 và dự báo

*Giá thép tăng sớm hơn dự kiến

Theo các chuyên gia tính toán tháng 9 thị trường thép mới biến động, song ngay lúc này giá đã tăng 100.000-300.000 đồng mỗi tấn.

Phó chủ tịch Hiệp hội thép (VSA) cho hay, một số thương hiệu thép Pomina, VNSteel, Vina Kyoei đồng loạt tăng 100.000- 300.000 đồng mỗi tấn. Giá thép bán tại nhà máy (chưa bao gồm VAT) dao động quanh mức 13,6 triệu đồng mỗi tấn. Thép thị trường được chào bán giá cao hơn, tăng từ 14,4 triệu đồng lên 14,8 triệu đồng mỗi tấn. Nguyên nhân giá thép tăng sớm hơn so với dự kiến là do giá phôi và thép phế trên thế giới tăng mạnh. Giá phôi tăng từ 600 đến 620 USD. Thép phế cũng lên 420-430 USD mỗi tấn. Thêm vào đó, giá USD trong vòng 2 tháng đã tăng 500 đồng cũng là nguyên nhân khiến giá thép tăng.

*Người mua nhà méo mặt vì giá tính theo USD

Trước việc tỷ giá đôla Mỹ bình quân liên ngân hàng và thị trường tự do lao vút lên hơn 19.500 đồng/USD mấy ngày nay khiến cho nhiều khách hàng mua căn hộ trung và cao cấp tại Hà Nội đứng ngồi không yên vì khoản tiền bỗng dưng tăng thêm hàng chục triệu đồng.

Giới kinh doanh cho rằng đây là một yếu tố càng góp phần làm giảm sự hấp dẫn của việc đầu tư căn hộ.

*Đồ gỗ ngoại nhập tràn ngập

Trong khi các doanh nghiệp gỗ trong nước đua nhau sản xuất hàng xuất khẩu thì hàng ngoại, nhất là hàng Trung Quốc, tràn ngập thị trường VN

Tại các khu vực chuyên kinh doanh đồ gỗ ở TPHCM như khu vực đường Ngô Gia Tự, Tô Hiến Thành (Q.10), Nguyễn Thị Minh Khai (Q.3), Cộng Hòa (Q. Tân Bình), Bạch Đằng (Q. Bình Thạnh), gần đây tràn ngập các loại đồ gỗ nội thất mẫu mã mới rất đa dạng, màu sắc bóng bẩy, bắt mắt. Nhiều người tưởng rằng thị trường đồ gỗ trong nước đang khởi sắc. Tuy nhiên, theo giới chuyên môn, phần lớn là hàng ngoại nhập, trong đó chủ yếu là hàng Trung Quốc (TQ).

*Gas tăng giá

Ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỉ giá bình quân liên ngân hàng từ 18.544 lên 18.932 VND/USD, ngày 18/8, các doanh nghiệp gas đã tăng giá bán lẻ gas 4.000 đồng/bình 12 kg. Giá gas SaiGon Petrol có mức bán lẻ là 244.000 đồng/bình.

*Nguồn cung lúa, gạo đáp ứng đủ nhu cầu trong nước

Lượng cung lúa gạo hiện nay hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và tiêu dùng. Vụ hè thu tại ĐBSCL đã kết thúc, các địa phương đang gieo cấy và chăm sóc lúa thu đông. Ngoài lượng gạo dự trữ trong kho, từ nay đến cuối năm, tháng nào cũng có khoảng 300.000 – 500.000 ha cho thu hoạch, là nguồn bổ sung lượng gạo dự trữ và đáp ứng đủ nhu cầu.

*Giá lúa gạo tăng nhẹ

Ngày 22-8, giá lúa tươi IR50404 mua tại ruộng ở Đồng Tháp, Tiền Giang 3.700-3.800 đồng/kg, còn lúa khô 4.500 đồng/kg. Lúa hạt dài tại ruộng khoảng 4.200 đồng/kg, lúa khô 5.000 đồng/kg, tăng 300-500 đồng/kg so với tuần trước.

Tại chợ đầu mối Bà Đắc, Tân Bình (Tiền Giang) giá gạo cũng tăng 300-400 đồng/kg. Cụ thể, gạo lứt hạt dài 6.500-6.550 đồng/kg, gạo lứt IR50404 giá 6.400-6.450 đồng/kg. Còn gạo trắng 15-5% tấm có giá 6.900-7.800 đồng/kg tùy loại.

Bắt đầu từ 23-8, Hiệp hội Lương thực VN (VFA) sẽ áp dụng mức giá hướng dẫn xuất khẩu gạo (giá sàn) mới đối với các hợp đồng đăng ký xuất khẩu gạo giao hàng tới tháng 9. Theo đó, giá sàn gạo xuất khẩu loại 5% tấm sẽ được nâng lên 430 USD/tấn, gạo 25% tấm 390 USD/tấn.

Theo VFA, từ đầu năm đến nay VN đã xuất khẩu gần 4,4 triệu tấn gạo, kim ngạch gần 1,9 tỉ USD.

Dự báo

*Giá đường sẽ ổn định đến cuối năm

Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Mía đường VN, giá đường trong nước sẽ ổn định đến hết tháng 9, trước khi các nhà máy đường bước vào vụ sản xuất 2010-2011 vào tháng 10.

Tính đến giữa tháng 8, lượng đường dự trữ của nước ta còn khoảng 127.000 tấn. Trong khi đó, từ 15-9, các nhà máy đường khu vực đồng bằng sông Cửu Long và nhiều nơi bước vào vụ sản xuất đường 2010-2011. Điều này sẽ giúp giá đường trong nước ổn định từ nay đến cuối năm.

Hiệp hội Mía đường VN dự đoán sản lượng vụ sản xuất đường 2010-2011 đạt khoảng 900.000 tấn, bằng niên vụ 2009-2010. Như vậy, trong năm 2011, nước ta vẫn phải nhập khoảng 300.000 tấn đường.

*Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng giá

Nhiều khả năng từ tháng 8 trở đi nguồn cung lúa mỳ nhập khẩu giảm và mức giá cao sẽ bị ảnh hưởng đến giá các nguyên liệu thay thế khác như cám, bắp… làm cho giá các mặt hàng này có xu hướng tăng lên. Theo dự báo của các chuyên gia, sắp tới có thể có đợt sóng tăng giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thế giới. Dự đoán của AgriMotor dự đoán giá thức ăn chăn nuôi trong nước có nhiều khả năng bị đẩy lên trong các tháng cuối năm, gây sức ép về chi phí lên ngành chăn nuôi nội địa.

Cũng theo dự báo của giới chuyên môn, các doanh nghiệp nhập khẩu thức ăn chăn nuôi đang đánh cược với thị trường. Với dự đoán xu hướng giá tăng, họ đã tăng mạnh nhập khẩu thời gian qua để tránh đợt tăng giá. Xu hướng này đã làm lượng hàng dự trữ tăng lên.

Nguồn: Vinanet

ĐỌC THÊM