Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tổng quan NK phôi thép, tấm cuộn, thép xây dựng và thị trường thép VN tuần 53

·         Giá thép trên thị trường  thế giới vẫn tiếp tục tăng:

     Trên giá các nguyên liệu đầu vào gia tăng khiến cho giá thép tiếp tục tăng.

     Giá phôi thép chào bán sàn giao dịch Lôn Đôn so với tuần trước đã tăng 16 USD/tấn, lên mức 600 USD/tấn trong tuần này.

     Tại Châu Á, giá chào bán thép không gỉ tiếp tục tăng. Trong đó, giá chào thép tấm cán nguội không gỉ 304 Đông Á giao từ 01 – 02 tháng tuần trước tăng 50 – 150 USD/tấn. Sau khi các nhà sản xuất Đài Loan thông báo nâng giá thêm 120 – 150 USD/tấn trong tuần cuối tháng 12, các nhà cung cấp Nhật Bản và Hàn Quốc cũng theo đó điều chỉnh tăng thêm 100 – 150 USD/tấn. Các nhà chào bán từ Hàn Quốc sang Trung Quốc hiện đang ở mức 3.350 – 3.500 USD/tấn cfr, tăng 100 – 150 USD/tấn so với giữa tháng 12. Giá chào từ Nhật Bản cũng được điều chỉnh tăng 100 – 150 USD/tấn lên mức 3.500 – 3.550 USD/tấn từ mức giá 3.400 USD/tấn trong giữa tháng 12. Các giá chào từ Đài Loan tuần trước tăng lên 3.350 – 3.450 USD/tấn từ mức 3.300 – 3.450 USD/tấn của tuần trước đó.

     Tại Nhật, giá thép phế liệu H của nước này có khả năng chạm mức 40.000 Yên/tấn (482 USD/tấn) và sẽ sớm chạm mức 45.000 Yên/tấn. Trước áp lực trên, các nhà sản xuất thép cây lớn của nước này bao gồm Kyoei Steeel đã nâng giá giao tháng 01 để phù hợp với chi phí sản xuất, nhất là giá phế. Hiện giá xuất xưởng thép cây kích thước cơ bản của Kyoei đã là 65.000 Yên/tấn (793 USD/tấn) sau khi nâng 10.000 yên/tấn (120 USD/tấn). Tại Tokyo, giá thép cây kích thước cơ bản đã tăng 1.000 yên/tấn (12 USD/tấn) so với thời điểm cuối tháng 12 lên mức 59.000 – 60.000 yên/tấn (711 – 723 USD/tấn) và tại) Osaka, giá tăng 4.000 Yên/tấn lên 58.000 – 59.000 yên/tấn. Nhiều nhà sản xuất của Nhật đã nâng giá lên mức tối thiểu là 70.000 yên/tấn để đảm bảo mức lợi nhuận.

     Tại Thổ Nhĩ Kỳ: vừa qua, Kardemir, nhà sản xuất thép dài đã nâng giá các sản phẩm thép hình và thép thanh. Trong đó, giá thép cây xuất xưởng tăng lên 1.111 TL/tấn từ mức 1.093 TL/tấn, chưa bao gồm 18% VAT. Giá thép hình 160 – 200mm IPN-IPE-UPN củ công ty này cũng được điều chỉnh tăng thêm 10 EUR/tấn lên mức 555 – 580 EUR/tấn. Đối với các sản phẩm có kích thước  300mm được điều chỉnh tăng thêm 15 EUR/tấn lên mức 590 EUR/tấn, và kích thước 320 – 550 mm có giá là 615 EUR/tấn, tăng 20 EUR/tấn. Đối với thép HEA – HEB 120 – 260 mm được cho là tăng 20 EUR/tấn lên 615 EUR/tấn. Giá thép hình chữ V cũng được điều chỉnh tăng thêm 20 EUR/tấn và hiện có giá 595 – 615 EUR/tấn. Thép hình chữ V S355J2 200 x 200 x 16 mm có giá 640 EUR/tấn.

     Tại Mỹ nhà sản xuất AK Steel đã chính thức nâng giá sản phẩm thép công nghiệp thêm 50 USD/tấn short, đưa giá bán của nhà sản xuất hàng đầu của Mỹ lên mức 800 USD/tấn short đối với thép cuộn cán nóng HRC.

     Tại Anh: do chi phí sản xuất tăng nhanh nên khả năng các nhà sản xuất thép thanh thương phẩm của Anh nâng giá là rất lớn. Đơt điều chỉnh nâng giá tháng 01 được thông báo trước hiện đang được áp dụng trong các giao dịch tuy nhiên chi phí phôi và phế liệu ngày càng cao hơn khiến cho nhà sản xuất không thu được lợi nhuận từ hoạt động sản xuất. Hiện tại, giá thép giao ngay là 490 – 520 Pound/tấn (590 -626 EUR/tấn) tùy thuộc vào từng loại thép và giá thép trong tháng 02 có thế tăng thêm 50 Pound/tấn.

·         Tháng 11/2010, lượng thép cuộn cán nguội nhập khẩu giảm 15,26% so với tháng 10/2010

     Theo số liệu thống kê, sau khi tăng mạnh trong tháng 10/2010 thì sang đến tháng 11/2010 lượng thép cuộn cán nóng nhập khẩu lại giảm so với tháng 10.2010 đạt 339,193 tấn, giảm 15,26% về lượng và đạt 213 triệu USD giảm 13, 39% về trị giá. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm 2009 thì lại tăng 49,19% về lượng và 76,11% về trị giá so với cùng kỳ năm 2009. Đơn giá nhập khẩu thép cuộn cán nóng trung bình đạt 628 USD/tấn, tăng 2,21% so với tháng 10/2010 và tăng 19,56% so với cùng kỳ năm 2009.

     Tính chung trong 11 tháng năm 2010, lượng thép cuộn cán nóng nhập khẩu vào Việt Nam đạt 2,61 triệu tấn tương ứng 1,609 tỷ USD, tăng 2,04% về lượng và 32,44% về trị giá so với cùng kỳ năm 2009. Đơn Giá nhập khẩu thép cuộn cán nóng trung bình trong 11 tháng đạt 616 USD/tấn, tăng 29,79% so với cùng kỳ năm 2009.

Diễn biến lượng và giá thép cuộn cán nóng nhập khẩu của Việt Nam từ năm 2009 đến nay.

·         Về thị trường nhập khẩu

     Trong tháng 11/2010, 3 thị trường Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản vẫn tiếp tục dẫn đầu về lượng và trị giá thép cuộn cán nóng cho Việt Nam. Trong khi nhập khẩu thép cuộn cán nóng từ thị trường Hàn Quốc tiếp tục tăng trưởng, tăng 18,91% về lượng và 19,46% về trị giá so với tháng 10/2010, thì nhập khẩu từ hai thị trường Trung Quốc và Nhật Bản lại sụt giảm so với thang 10/2010. Cụ thể: nhập khẩu thép cuộn cán nóng từ Trung Quốc giảm 14,03% về lượng và 12,42% về trị giá so với tháng 10/2010, tương ứng đạt 75.103 tấn và 47,06 triệu USD; nhập khẩu từ Nhật Bản giảm 37,94% về lượng và 37,03% so với tháng 10/2010 về trị giá tương ứng đạt 42.294 tấn và 26,29 triệu USD.

     Tuy nhập khẩu thép cuộn cán nóng từ thị trường Đức chỉ đạt 2.533 tấn tương ứng 1,57 triệu USD (chỉ chiếm 0.096% về lượng và 0,097% về trị giá trong tổng nhập khẩu trong tháng 11 năm 2010) nhưng lại tăng trưởng khá mạnh so với tháng 10 năm 2010, tăng 714,04% về lượng và 349,99% về trị giá.

     Ngoài 4 thị trường là Hàn Quốc, Nam Phi, Đức, Singapore có sự tăng trưởng về lượng và trị giá so với tháng 10/2010, còn các thị trường còn lại đều sụt giảm. Điều này khiến tổng lượng và trị giá nhập khẩu thép cuộn cán nóng nhập khẩu giảm xuống. Trong đó, giảm mạnh nhất là thị trường Italy, giảm 81,09% về lượng và 82,35% về trị giá so với tháng 10/2010, tương ứng đạt 109 tấn với trị giá 53,4 nghìn USD.

Tham khảo thị trường nhập khẩu thép cuộn cán nóng các loại trong tháng 11 năm 2010


     Trong 6 tháng đầu năm 2010, tình hình nhập khẩu thép cuộn cán nóng từ thị trường Trung Quốc tăng trưởng khá đều, điều này thể hiện qua trị giá nhập khẩu trong tháng 1/2010 đạt 13,67 triệu USD và tiếp tục tăng đều qua các tháng tiếp theo cho tới tháng 6/2010 thì đạt đỉnh với trị giá là 129,13 triệu USD. Đà tăng trưởng này không được tiếp tục duy trì trong các tháng tiếp đó mà giảm dẩn, sang tới tháng 11/2010, trị giá nhập khẩu thép cuộn cán nóng từ Trung Quốc chỉ đạt 47,06 triệu USD, giảm 63,55% so với tháng 6/2010. Tuy nhiên, tính tổng trong 11 tháng năm 2010, nhập khẩu thép cuộn cán nóng từ thị trường Trung Quốc vẫn dẫn đầu về lượng và trị giá, tương ứng đạt 885.363 tấn với trị giá 554,5 triệu USD.

     Mặt khác, nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm từ thị trường Hàn Quốc có những biến động khá trái chiều tháng tăng, tháng giảm. Cụ thể, trị giá nhập khẩu từ Hàn Quốc trong tháng 1/2010 đạt 32,99 triệu USD, sang tháng 2/2010 kai5 giảm xuống 17,66 triệu USD, tăng lại trong hai tháng liên tiếp và lại giảm xuống trong tháng 5, tới tháng 6/2010 trị giá nhập khẩu thép cuộn cán nóng đạt 33,74 triệu USD. Tuy nhiên trong 5 tháng tiếp theo, trị giá nhập khẩu thép cuộn cán nóng từ thị trường Hàn Quốc liên tục gia tăng, cho tới tháng 11/2010 thì đạt 73,12 triệu USD/tấn, tăng 116,68% so với tháng 6/2010.

Tình hình kim ngạch nhập khẩu thép cuộn cán nóng các loại từ một số thị trường tiêu biểu qua các tháng của năm 2010 (ĐVT: USD)

·         Về tình hình nhập khẩu qua các cảng

     Trong 11 tháng năm 2010, nhập khẩu mặt hàng thép cuộn cán nóng qua các cảng tại phía nam đạt 2.046.733 tấn và 1,25 tỷ USD, chiếm 78,23% về lượng và 78,23% về trị giá so với tổng nhập khẩu trong cả nước. Trong đó, lượng nhập khẩu qua các cảng Phú Mỹ (Vũng Tàu) là lớn nhất, đạt 874,213 tấn tăng 180,57% về lượng so với cùng kỳ năm 2009. Tiếp theo là cảng Tân Thuận 482.564 tấn, cảng Bến Nghé 467.946 tấn, cảng Cát Lái 90.533 tấn.

     Tại miền Bắc, cảng Hải Phòng là cảng có lượng thép cuộn cán nóng nhập khẩu lớn nhất, đạt 531.532 tấn với trị giá 330,11 triệu USD, giảm 18,13% về lượng nhưng tăng 6,68% về trị giá so với cùng kỳ năm 2009.

     Còn tại miền Trung, chỉ có duy nhất cảng hải quan bưu điện Đà Nẵng nhập khẩu thép cuộn cán nóng, tính chung trong 11 tháng năm 2010 nhập khẩu từ cảng này đạt 509 tấn với trị giá 268,2 nghìn USD/tấn, tăng 2.213,73% về lượng và 3.089,86% về trị giá so với cùng kỳ năm 2009.

Tình hình nhập khẩu thép cuộn cán nóng các loại qua các cửa khẩu trong 11 tháng năm 2010

·         Tình hình nhập khẩu thép của Việt Nam từ ngày 4 – 13/1/2011

     Lượng phôi thép nhập khẩu trong tuần này đạt 32,8 nghìn tấn tương ứng đạt 18,95 triệu USD, tăng 14,25% về lượng và 10,49% về trị giá so với tuần trước. Đơn giá nhập khẩu phôi thép trong tuần giảm nhẹ 3,29% xuống mức 578 USD/tấn. Trong tuần này phôi thép được nhập khẩu từ 3 thị trường  là Canada, Malaysia và Nga. Trong đó, nhập khẩu từ thị trường Canada có giá 571 USD/tấn, từ thị trường Malaysia có giá 601 USD/tấn và từ thị trường Nga có giá 555 USD/tấn.

     Mặt hàng thép cuộn cán nóng nhập khẩu trong tuần tăng khá mạnh về lượng và trị giá so với tuần trước, đạt 53,1 nghìn tấn với trị giá 32,76 triệu USD, tăng 171,01% về lượng và 175,7% về trị giá. Giá nhập khẩu thép cuộn cán nóng đạt 617 USD, tăng 1,73% so với tuần trước trước. Trị giá  nhập khẩu mặt hàng thép cuộn cán nóng từ thị trường Hàn Quốc là lớn nhất, đạt 22,78 triệu USD với giá nhập khẩu đạt 617 USD/tấn, trị giá nhập khẩu từ thị trường Mỹ là thấp nhất, chỉ đạt 6,3 nghìn USD, đơn giá nhập khẩu đạt 350 USD/tấn.

     Mặt hàng thép hình nhập khẩu sụt giảm khá mạnh trong tuần này, đạt 1,4 nghìn tấn với trị giá 0,99 triệu USD, giảm 72,06% về lượng và 70,08% về trị giá so với tuần trước. Giá thép hình nhập khẩu tăng 7,08%, tương ứng đạt 680 USD/tấn. Nhập khẩu thép hình trong tuần này từ 4 thị trường là Đài Loan, Hàn Quốc, Mỹ, Singapo. Trong đó, nhập khẩu từ thị trường Đài Loan đạt 42,7 nghìn USD, từ thị trường Mỹ đạt 23,3 nghìn USD.

Tham khảo một số lô hàng nhập khẩu từ 4 – 13/01/2011