Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tổng quan NK phôi thép, tấm cuộn, thép xây dựng và thị trường thép VN tuần 26

  • DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG THÉP THẾ GIỚI TRONG TUẦN.

Nhìn chung , thị trường nguên liệu đầu vào ( phôi thép và quặng ) khá ổn định .Giá phôi thép niêm yết trên sàn giao dịch London đạt 560 USD/ tấn s với tuần trước. Bên cạnh đó , giá chào bán quặng sắt loại hàm lượng sắt 63,5% của Ấn Độ ổn định ở mức 180-182 USD/tấn , bao gồm cước phí vận tải. Dự báo giá quặng sắt sẽ ổn định quanh mức 180 USD/tấn thêm một thời gian nữa và khó có thể giảm nhiều bởi nguồn cung cấp ở Ấn Độ khan hiếm trong mùa mưa . Mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 9 thường là chậm lại hoạt động sản xuất quặng sắt từ Ấn Độ - nhà cung cấp lớn thứ 3 thế giới.

Thị trường nguyên liệu đầu vào ổn địn đã tác động khiến cho giá thép thành phẩm trên thế giới không thay đổi nhiều . Tuy nhiên , giá thép tại thi trường Trung Quốc đang trong xu hướng giảm do chính sách thắt chặt của chính phủ.

Tại Nhật Bản , nhà sản xuất thép Tokyo Steel vẫn tiếp tục giữ nguên giá thép hình H sử dụng trong xây dựng ở mức 76.000 yên ,tương đương 949,35 USD/tấn . Hãng cũng không có kế hoạch cắt giam giá hơn nữa và sẽ nâng giá bán khi hoạt đông xây dựng sôi động trở lại.

Tại Đài Loan , các nhà sản xuất thép cây Đài Loan tiếp tục nâng giá nội địa nhằm phù hợp với xu hướng giá phế trên toàn cầu . Nhà sản xuất thép cây lớn nhất nước này là Feng Hsin Iron & Steel ở phía trung tây Đài Trung lần này đã nâng giá nội địa thêm 200 Đài tê/tấn ( 7 USD/tấn ) lèo lái giá thép cây SD 280 kích thước vừa lên mức 20.800 Đài tệ/tấn  ( 179 USD/tấn ) .

Tại Trung Quốc , các nhà sản xuất thép tấm đồng loạt hạ giá chào bán cùng với lời đồn nâng lãi suất trong tuần tới đã gây tổn thương niềm tin của thương nhân vào triển vong thị trường thép tấm. Do đó giá thép tấm nội địa đã bắt đầu giảm kể từ tuần này .  Tại thượng hải , giá chào bán thép tấm Q235 dày 14-20mm rớt xuống còn 4.850-4.900 NDT/tấn (750-758USD/tấn ) gồm 17% VAT ,trong khi tại thị trường lecong có giá cao hơn 5.050-5.100 NDT/tấn , gồm VAT . Cả hai mức giá trên trượt gần 100NDT/tấn so với tuần trước.

Ngân hàng tung ương Trung Quốc vừa tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc ngân hàng lần thứ chín liên tiếp kể từ tháng 10/2010 nhằm hạn chế lạm phát ở mức cao kỹ lục trong gần 3 năm nay . Mặt khác , yếu tố khác tác động tới ngành thép là mưa nhiều trên diện rộng của Trung Quốc làm cho hoạt đong xây dựng chậm lại . Mặt dù tín hiệu thắt chặt và yếu tố thời tiết tác động tới nhu cầu thép, sản lượng thép Trung Quốc vẫn cao . Theo số liệu của hiệp hội sắt thép Trung Quốc  , trong 10 ngày đầu tháng 6/2011 , sản lượng thép trung bìh ngày tăng 2,7% so 10 ngày trước đó , lên 1,9674 triệu tấn . Do vậy , trong thời gian tới , thị trường thép thế giới sẽ bị ảnh hưởng của chính sách thắt chặt của Trung Quốc , khiến giá thép giảm nhẹ.

  • Lượng sắt thép các loại nhập khẩu giảm mạnh trong tháng 5/2011.

Trong tháng 5/2011, nhập khẩu sắt thép các loại đạt khối lượng 584,7 nghìn tấn và trị giá 542,16 triệu USD,giảm 15,87% về lượng và 10,6% về trị giá so với tháng 4/2011 , còn so với cùng kỳ năm 2010 thì giảm 32,46% về lượng và 13,61% về trị giá . Mặt khác, đơn giá nhập khẩu trung bình tiếp tục tăng so với những tháng trước đó, tăng 6,26% so với tháng 4/2011 và 27,91% so vi71 cùng kỳ năm 2010 lên mức 927 USD/tấn.

Đơn giá nhập khẩu sắt thép tại một số thị trường chính như Trung Quốc , Nhật Bản , Đài  loan , Malaysia…tiếp tục tăng khiến cho lượng nhập khẩu sụt giảm khá mạnh . Ngược lại đơn giá nhập khẩu tại các thị trường như:Nga Indonesia, Hà Quốc , Hà lan.. lại sụt giảm đã tác động làm cho lượng sắt thép các loại nhập khẩu từ thị trường này tăng lên.

Ba chuẩn loại thép chình nhập khẩu vào Việt Nam trong tháng 5/2011 là thép cuộn cán nóng , thép không gỉ và thép tấm cán nóng . Trong ba chuẩn loại thép trên , lượng thép cuộn cán nóng và thép tấm cán nóng tiếp tục tăng ,  còn lượng thép không gỉ tiếp tục giảm mạnh.

Theo như đánh giá từ số trước  , do giá thép các loại trên thế giới ngày còn tăng cao cùng với đó thị trường sắt thép trong nước trong tình trạng dư cung nhu cầu về thép sụp giảm trong một vài tháng tới . Cụ thể tình hình nhập khẩu sắt thép nhập khẩu vào Việt Nam tăng chậm lại. tháng 5/2011,lượng sắt thép nhập khẩu vào việt nam đã quay đầu giảm mạnh . Trước tình hình trên dự báo lượng sắt thép nhập khẩu vào Việt Nam tiếp tục sụp giảm trong một vải tháng tới . Cụ thể , tình hình nhập khẩu sắt thép các loại vào việt nam trong tháng 5/2011 như sau:

Trong tháng 5/2011 , nhập khẩu sắt thép các loại đạt khối lượng 584,7 nghìn tấn và trị giá 542,16 triệu USD  giảm 15,87% về lượng và 10,6% về trị giá so với tháng 4/2011 , còn so với năm 2010 thì giảm 32,46% về lượng và 13,61%về trị giá . mặt khác đơn giá nhập khẩu trung bình tiếp tục tăng so với những tháng trước đó , tăng 6,26% so với tháng 4/ 2011 và 27,91% so với cùng kỳ năm 2010 lên mức 927 USD/tấn .

Tính chun trong 5T/2011 , nhập khẩu sắt thép các loại đạt khối lượng 2,96 triệu tấn và trị giá 2,5 tỷ  USD giảm 12,65% về lượng nhưng lại tăng 11,56% về trị giá so với cùng kỳ năm 2010. Đơn giá nhập khẩu sắt thép các loại trung bình trong 5T/2011 đạt 845 USD/tấn , tăng 27,71%so với cùng kỳ năm 2010.

Diễn biến lượng và giá thép nhập khẩu qua từng tháng.

Về thị trường nhập khẩu:

Trong tháng 5/2011, đơn giá nhập khẩu sắt thép tại một số thị trường chính ( như thị trường Trung Quốc , Nhật Bản , Đài Loan , Malaysia..) tiếp tục tăng khiến cho lượng nhập khẩu sụt giảm khá mạnh. Ngược lại, đơn giá nhập khẩu tại các thị trường như:Nga
Indonesia , Hàn Quốc , Hà Lan.. lại sụt giảm đã tác động làm cho lượng sắt thép các loại nhập khẩu từ thị trường này tăng lên . Cụ thể tình hình nhập khẩu tại một số thị trường chính:

Nhập khẩu sắt thép các loại từ thi trường Trung Quốc đạt khối lượng 189,2 nghìn tấn và trị giá 165,8 triệu USD giảm 13,34%về lượng và 12,16% về trị giá so với tháng 4/2011 , giảm 32,92% về lượng và 22,49% về trị giá so với cùng kỳ năm 2010 . Đơn giá nhập khẩu sắt thép trung bình từ Trung Quốc đạt 877USD/tấn , tăng 3,75% so với tháng 4/2011 , còn so với cùng kỳ năm 2010 tăng 15,54% . Các chuẩn loại thép nhập khẩu nhiều từ thị trường Trung Quốc Trong tháng 5/2011 là thép cuộn cán nóng , thép không gỉ, thép tấm cán nóng.

Trái ngược với tình hình nhập khẩu sắt thép từ thị trường Trung Quốc, nhập khẩu sắt thép từ thị trường Hàn Quốc tăng khá mạnh về trị giá , tăng 27, 94% về lượng và 17,1% về trị giá so với tháng 4/2011 xuống mức 985 USD/tấn . Chủng loại thép cuộn cán nóng , thép không gỉ và phôi thép là những chuẩn mực chính được nhập khẩu từ thị trường Hàn Quốc trong tháng 5/2011.

Nhập khẩu sắt thép từ thị trường Autralia trong tháng 5/2011 có đơn giá khá thấp , đạt trung bình 652 USD/tấn , giảm 0,35% so với tháng 4/2011 nhưng vẫn tăng 2,03% so vơi cùng kỳ năm 2010 . Chính do đơn giá nhập khẩu thấp nên lượng và trị giá nhập khẩu sắt thép vào Việt Nam từ thị trường này tron tháng 5/2011 tăng trưởng khá mạnh so vơi tháng 4/2011 ( tăng 198,34% về lượng và 197,29% về trị giá ) chủng loại thép lá cán nóng là chủng loại thép được nhập khẩu từ thị trường Australia trong tháng 5/2011 ( chiếm tới 78,27%tổng lượng sắt thép nhập từ thị trường ) d0 đơn giá nhập khẩu đạt thấp (trung bình đạt 638 USD/tấn ) Đơn giá thép lá cán nóng nhập khẩu thấp nhất là thép lá cán nóng chưa tráng phủ mạ không hợp kim dạng cuộn QC: ( 5.00-6.00x835 – 1650 ) mm ( đạt 530 USD/tấn )

Diễn biến sắt thép các loại nhập khẩu từ một số thị trường trong T5/2011

Về chủng loại nhập khẩu

Ba chủng loại thép hình nhập khẩu vào Việt Nam trong tháng 5/2011 là thép cuộn cán nóng, thép không gỉ và thép tấm cán nóng. Trong ba chủng loại thép trên, thì lượng thép cuộn cán nóng và thép tấm cán nóng tiếp tục tăng, còn lượng thép không gỉ giảm mạnh.

Nhập khẩu thép cuộn cán nóng trong tháng 5/2011 đạt khối lượng 182,8 nghìn tấn và trị giá 135,9 triệu USD, tăng 15,92% về lượng và 17,43% về trị giá so với tháng 4/2011, tăng 50,845 về lượng và 75,055 về trị giá so với cùng kì năm 2010. Chủng loại thép cuộn cán nóng được nhập khẩu chủ yếu từ thị trường Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản với khối lượng nhập khẩu lần lượt là 73,9 nghìn tấn và 28,18 nghìn tấn. Trong đó, do đơn giá nhập khẩu trung bình thép cuộn cán nóng từ Trung Quốc giảm 2,2% so với tháng 4/2011 xuống mức 729 USD/tấn, khiến cho lượng nhập khẩu đạt 57,8 nghìn tấn tăng 166,46% so với tháng 4/2011.

Đơn giá nhập khẩu trung bình củ thép không gỉ tăng tới 44,25% so với tháng 4/2011 và 67,11% so với cùng kì năm 2010, lên mức 1.574 USD/tấn, là một trong những nguyên nhân khiến lượng nhập khẩu giảm 59,21% so với tháng 4/2011 xuống mức 86,17 nghìn tấn. Đặc biệt, giá thép không gỉ nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc tăng tới 51,24% so với tháng 4/2011 v2 lượng nhập khẩu giảm 72,23% so với tháng 4/2011 xuống mức 40,6 nghìn tấn.

Tham khảo một số chủng loại sắt thép nhập khẩu vào Việt Nam trong T5/2011

(lượng: tấn; trị giá: triệu USD)

 

 

Tham khảo một số doanh nghiệp nhập khẩu sắt thép với kim ngạch lớn nhất trong tháng 5/2011

 

  • Tình hình nhập khẩu sắt thép các loại trong tuần

Lượng sắt thép nhập khẩu trong tuần qua đã tăng trở lại, tăng mạnh nhất là những chủng loại thép như thép không gỉ, thép cuộn cán nóng, thép tấm cán nóng. Đơn giá nhập khẩu giảm mạnh là yếu tố tác động khiến lượng nhập khẩu tăng. Lượng phôi thép nhập khẩu cũng tăng khá mạnh. Cụ thể.

Phôi thép nhập khẩu trong tuần đạt khối lượng 29,6 nghìn tấn và trị giá 19,6 triệu USD, tăng 47,52% về lượng và 49,68% về trị giá so với tuần trước. Nhập khẩu phôi thép từ ba thị trường là thị trường Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong đó, phôi thép nhập khẩu từ các thị trường chủ yếu là phôi thanh, do đơn giá nhập khẩu từ thị trường Mỹ thấp nhất (đạt trung bình 650 USD/tấn), sau đó đến thị trường Nhật Bản (đạt 14,6 nghìn tấn).

Chủng loại thép không gỉ tiếp tục là chủng loại thép dược nhập khẩu nhiều nhất trong tuần ( đạt 35,7 nghìn tấn), tăng 73,6% so với tuần trước. Đơn giá nhập khẩu giảm khá mạnh, giảm 19,37% so với tuần trước, xuống mức 1.269 USD/tấn. Trong đó, lượng thép không gỉ nhập khẩu chủ yếu từ hai thị trường là Trung Quốc (đạt 19,4 nghìn tấn) và Hàn Quốc (đạt 11,9 nghìn tấn). Tuy nhiên, xét về đơn giá nhập khẩu thép không gỉ từ HongKong có đơn giá nhập khẩu thấp nhất ( đạt 818 USD/tấn) và nhập khẩu chủ yếu là thép que hợp kim qua cảng Vict.

Chủng loại thép cuộn cán nóng nhập khẩu đạt khối lượng 21,03 nghìn tấn và trị giá 15,4 triệu USD, tăng 10,32% về lượng và 13,37% về trị giá so với tuần trước. Trong đó, đơn giá nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc đạt trung bình 687 USD/tấn, giảm 4,12% so với tuần trước, còn đơn giá nhập khẩu từ Nhật Bản lại tăng 7,27% lên mức 726 USD/tấn.

Do giá thép hình nhập khẩu tăng cao đã khiến cho lượng nhập khẩu trong tuần giảm mạnh. Cụ thể, lượng nhập khẩu thép hình đạt 3,91 nghìn tấn, giảm 26,91% so với tuần trước. Trong khi đó, đơn giá nhập khẩu trung bình đạt 837 USD/tấn, tăng 11,67% so với tuần trước. Nhập khẩu thép hình từ Hàn Quốc là lớn nhất, đạt 1,77 nghìn tấn, sau đó tới thị trường Trung Quốc (đạt 1,74 nghìn tấn).

Tham khảo một số lô hàng sắt thép các loại nhập khẩu vào Việt Nam từ 14 – 23/6/2011


  • Thép đúc ống tráng kẽm tăng sản lượng nhập khẩu

Thép đúc ống tráng kẽm là loại vật tư thép đúc ống tráng kẽm rất đắc dụng trong ngành xây dựng cơ bản hiện nay. Đặc biệt các công trình nhà có mái, kho hàng, chợ và rất nhiều dạng công trình khác đều cần đến thép đúc ống, nhất là thép đúc ống tráng kẽm, đảm bảo độ bền tốt trong điều kiện khí hậu nhiều mưa, độ ẩm cao củn vùng nhiệt đới. Để đáp ứng nhu cầu trong nước ngày càng cao, nhiều đơn vị doanh nghiệp và cả lực lượng thương gia chuyên doanh về vật liệu kim loại đã huy động vốn tăng nhập khẩu thép đúc ống tráng kẽm từ thị trường Trung Quốc. Hiện nay, loại vật liệu này tại Trung Quốc khá dồi dào, lượng tồn đọng chưa tiêu thụ ở mức cao nên phía đối tác đang mở rộng tiếp thị để xuất khẩu vào các nước khu vực, trong đó có Việt Nam là thị trường họ coi quan trọng.

Nửa đầu tháng 6/2011, doanh nghiệp hai bên thực hiện giao dịch 800 tấn sản phẩm thép đúc ống tráng kẽm. Nửa cuối tháng 6/2011, mức giao dịch ước đạt 1.000 tấn. Dự báo, sang quí 3/2011, mức nhập khẩu giảm, đạt trung bình khoảng 1.200 tấn/tháng. So với các nguồn nhập khẩu khác, thép đúc ống tráng kẽm nhập khẩu từ Trung Quốc có giá thấp hơn khoảng 10 16%.

Tham khảo giá các loại thép đúc ống tráng kẽm giao dịch ngày 20/6/2011

(tỷ giá VNĐ/NDT tại Móng Cái: 3180/1 và USD/VNĐ: 20.630)