Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tổng quan NK phôi thép, tấm cuộn, thép xây dựng và thị trường thép VN tuần 25

Diễn biến thị trường thép thế giới trong tuần

Giá phôi thép giao dịch trên thị trường thế giới trong tuần qua có xu hướng tăng nhẹ do chi phí nguyên liệu thô và giá bán nội địa tại các nước vẫn đang ở mức cao mặc dù nhu cầu yếu. Giá thép phế giao dịch vẫn khá ổn định. Trong khi đó, thị trường thép thành phẩm tiếp tục ảm đạm đã đẩy giá giao dịch giảm n1)hẹ tại một số thị trường.

Tại Ấn Độ, giá phôi thanh được sản xuất bởi các nhà sản xuất tuyến hai của ấn độ tăng 400-600 Rs/tấn 99-11 USD/tấn so với giá 2 tuần trước bất chấp nhu cầu duy trì yếu. Các nhà sản xuất tuyến hai đang bán phôi 100 x 100 mm với giá 30.000 – 32.000 Rs/tấn (668-712 USD/tấn).Còn tại sản giao dịch London, giá phôi cũng tăng 11 USD/tấn so với tuần trước lên mức 567 USD/tấn, nhưng so với đầu tháng 6/2011 thì vẫn thấp hơn 7 USD/tấn.

Giá thép phế liệu tại thị trường Mỹ vẫn ổn định ở mức 456 USD/tấn (đã bao gồm phí vận chuyển). Trong khi đó, tại thị trường Thổ Nhĩ Kỳ, giá thép phế tăng nhẹ so với tuần trước, giá chào HMS 1&2 80:20 từ Mỹ hiện là 482-485 USD/tấn CFR, cao hơn 2-5 USD/tấn so với tuần trước đó. Các nhà cung cấp EU đang chào bán HMS 1&2 70:30 với giá 463-465 USD/tấn CFR.

Tại Thổ Nhĩ Kỳ, giá nhập khẩu thép cuộn không gỉ giảm do nhu cầu yếu. Giá chào từ các nhà sản xuất Châu Âu đối với loại CRC 304 dày 2mm sản xuất tháng 8 hiện là 3.650-3.700 USD/tấn CFR, thấp hơn 400 USD/tấn so với tháng trước. Loại nguyên liệu này đang được các nhà sản xuất Viễn Đông bán với giá 3.500 USD/tấn CFR, đã bao gồm thuế nhập khẩu 2%, giảm 250 USD/tấn so với tháng trước.

Tại Trung Quốc, thị trường thép cán nóng tiếp tục ảm đạm khiến cho các nhà sản xuất phải hạ giá bán xuống. Hiện tại, HRC Q235 dày 5,5mm tại thượng hải có giá chào bán phổ biến ở ngưỡng 4.780-4.800 NDT/tấn (737-740 USD/tấn), gồm 17% VAT, giảm 30 NDT/tấn so với cuối tuần trước. Trong khi đó, với cùng loại thép trên được chào bán tại thị trường Lecong cao hơn chút đỉnh 4.890-4.920 NDT/tấn, gồm VAT, giảm 30-50 NDT/tấn so với cuối tuần trước.

Nhằm đối phó với nhu cầu tiêu thụ CRC và HRC đang tụt dốc, nhà sản xuất sắt thép Chongqing Iron & Steel ( Chonggang) trực thuộc khu đô thị trùng khánh miền tây nam Trung Quốc ra chính sách hạ giá cả hai mặt hàng CRC và HRC tháng 06. Sau khi điều chỉnh, HRC SS400 5,5 mm của nhà sản xuất này hiện được giao dịch với giá 4.840 NDT/tấn (746 USD/tấn), gồm 17% VAT, còn CRC SPCC 1.0mm lại được niêm yết mức cao hơn 5.500 NDT/tấn, gồm VAT. Hai mức giá trên đã giảm lần lượt 50 NDT/tấn và 100 NDT/tấn.

Nhập khẩu thép cuộn cán nóng từ thị trường Nhật Bản giảm mạnh

Trong 4 tháng đầu năm 2011, tình hình nhập khẩu chủng loại thép cuộn cán nóng vào Việt Nam trái ngược hẳn tình hình nhập khẩu trong cùng kì năm 2010. Cụ thể, trong 4 tháng đầu năm 2010, lượng nhập khẩu thép cuộn cán nóng tăng lên liên tục qua từng tháng ( cụ thể như: lượng thép cuộn cán nóng nhập khẩu trong tháng 1/2010 đạt 132,9 nghìn tấn, tháng 2/2010 đạt 138,6 nghìn tấn, tháng 3/2010 đạt 189,3 nghìn tấn và cuối cuối cùng tháng 4/2010 đạt 238,2 nghìn tấn), còn 4 tháng năm 2011, lượng thép cuộn cán nóng nhập khẩu lại giảm dần qua từng tháng (cụ thể như lượng nhập khẩu tháng 1/2011 đạt 218,4 nghìn tấn, tháng 2/2011 đạt 187,6 nghìn tấn, tháng 3/2011 đạt 176,2 nghìn tấn và tháng 4/2011 đạt 157,7 nghìn tấn). Dự báo, lượng thép cuộn cán nóng nhập khẩu trong vài tháng tới sẽ tiếp tục giảm do nguồn cung thép trong nước đang dư thừa và nhu cầu về sắt thép vẫn tiếp tục sụt giảm.

Diễn biến lượng và giá thép cuộn cán nóng nhập khẩu của Việt Nam


Théo số liệu thống kê, nhập khảu thép cuộn cán nóng trong tháng 4/2011 đạt khối lượng 157,7 nghìn tấn và trị giá 115,7 triệu USD, giảm 10,47 USD% về lượng và 7,56% về trị giá so với tháng 3/2011, giảm 44,3% về lượng và 31,34% về trị giá so với cùng kỳ năm 2010. Đơn giá nhập khẩu trung bình trong tháng 4/2011 tiếp tục tăng, đạt 734 USD/tấn tăng 3,15% so tháng 3/2011 và 23,28% so với cùng kì năm 2010.

Tính chung 4T/2011, nhập khẩu thép cuộn cán nóng đạt khối lượng 740 nghìn tấn và trị giá 503,2 triệu USD, giảm 0,56% về lượng nhưng tăng 18,53% về trị giá so với cùng kì năm 2010. Đơn giá nhập khẩu thép cuộn cán nóng trung bình trong 4T/2011 đạt 680 USD/tấn, tăng 19,19% so với cùng kì năm 2010.

THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU.

Trong tháng 4/2011 , lượng nhập khẩu từ hai thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc chiếm tới 74,3% tổng lượng thép cuộn cán nóng nhập khẩu . Do vậy , lượng nhập khẩu từ hai thị trường trên giảm xuống đã kéo cho lượng thép cuộn cán nóng vào Việt Nam nói chung giảm theo . Mặt khác nhập khẩu từ một số thị trường khác có biến động mạnh như : Nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc tăng mạnh trở lại , còn nhập khẩu từ Singapore lại giảm sau khi tăng mạnh trong tháng 3/2011.

Nhập khẩu thép cuộn cán nóng từ thị trường Nhật Bản đạt khối lượng 62,02 nghìn tấn và trị giá 44,9 triệu USD , giảm 10,07% về lượng và 7,4% về trị giá so với tháng 3/2011 , tuy nhiên so với cùng kỳ năm 2010 vẫn tăng 110% về lượng và 148,16% về trị giá . Mặt khác đơn giá nhập khẩu trung bình tiếp tục tăng 2,97% so với tháng 3/2011 và 18,17% so với cùng kỳ năm 2010 , lên mức 725 USD/tấn.

Tình hình nhập khẩu thép cuộn cán nóng từ một số thị trường trong T4/2011

( lượng: tấn; trị giá: triệu USD)

 Chủng loại thep cuộn cán nóng được nhập khẩu từ Nhật Bản qua cảng Hải Phòng với lựơng quá lớn ( đạt 20,7 nghìn tấn ) , tăng 96,94% so với tháng 3/2011 . Trong đó , hầu hết các lô hàng thép cuộn cán nóng nhập khẩu từ Nhật Bản qua cảng Hải Phòng có đơn giá khá thấp , trung bình đạt 689 USD/tấn . Đơn hàng thép cuộn cán nóng , không hợp kim chưa tráng phủ mạ sơn 3.0-3.9mm -200-500mmx cuộn , mới 100% có đơn giá nhập khẩu cao nhất ( đạt 490 USD/tấn ) , còn đơn hàng có đơn giá nhập khẩu cao nhất ( đạt 4.540 USD/tấn ) là thép không hợp kim dạng cuộn cán nóng SUS303 F11.0.

Tiếp đó , nhập khẩu thép cuộn cán nóng từ thị trưởng Hàn Quốc cũng giảm 5,91% về lượng và 1,84% về trị giá so với tháng 3/2011 , tương đạt khối lượng 55,14 nghìn tấn và trị giá 40,4 triệu USD . Trong đó , nhập khẩu qua cảng POSCO đạt khối lượng lớn nhất ( đạt 30,5 nghìn tấn ) với đơn giá nhập khẩu trung bình đạt 732 USD/tấn . Đơn giá của đơn hàng thép cuộn cán nóng không hợp kim , chưa nhủ , mạ ,tráng , chưa ngâm tẩy rỉ , C<0.6% size : ( 4.2 ; 4.5 ) x ( 1242 ; 1243 ) mm là thấp nhất ( đạt 608 USD/tấn ) còn đơn giá của chủng loại thép  cuộn cán nóng không hợp kim , chưa phủ , mạ , tráng , chưa ngâm tẩy rỉ , C<0.6% size : ( 3.2 ; 3.5 ) x ( 1554 ; 1173 ) mm là cao nhất ( đạt 777,5 USD/tấn ) .

Nhập khẩu thép cuộn cán nóng từ thị trường Trung Quốc tăng mạnh trở lại , tăng 112,34% về lượng và 121,32% về trị giá so với tháng 3/2011 , tương ứng đạt 21,6 nghìn tấn và 16,17 triệu USD . Trong đó , nhập khẩu qua cảng Hải Phòng đạt khối lượng lớn nhất ( đạt 9,9 nghìn tấn ) với đơn giá nhập khẩu trung bình 754 USD/tấn.

Tình hình nhập khẩu thép cuộn cán nóng qua một số cửa khẩu trong T4/2011

( lượng: tấn; trị giá: triệu USD)

 

  • Tình hình nhập khẩu sắt thép các loại trong tuần

Trong tuần này , lượng nhập khẩu của một số chuẩn loại thép chính như : phôi thép , thép cuộn cán nóng , thép tấm cán nóng và thép không gỉ giảm khá mạnh . Cụ thể

Nhập khẩu phôi thép trong tuần đạt khối lượng 20 nghìn tấn và trị giá 13,1 triệu USD , so với tuần trước tăng 34,44% về lượng và 29,8% về trị giá . Đơn giá nhập khẩu trung bình  giảm 3,45% so với tuần trước xuống mức 655 USD/tấn . Nhập khẩu phôi thép trong tuần chủ yếu từ hai thị trường Malaysia ( đạt 12 nghìn tấn so với đơn giá trung bình 685 USD/tấn ) và Braxin ( đạt 5,9 nghìn tấn với đơn gía trung bình 580 USD/tấn )

Đơn giá nhập khẩu thép cuộn cán nóng giảm 4,88% so với tuần trước  xuống mức 714 USD/tấn . Cùng với đó , lượng nhập khẩu cũng giảm khá mạnh , giảm 59,36% so với tuần trước xuống mức 19 nghìn tấn . Đơn giá nhập khẩu thép cuộn cán nóng thấp nhất trong tuần từ thị trường Singapore ( đạt 600 USD/tấn ) , ngược lại nhập khẩu thị trưởng Malaysia có đơn giá trung bình cao nhất ( đạt 750 USD/tấn ).

Giá nhập khẩu thép không gỉ và hợp kim tiếp tục tăng khá mạnh , trung bình tăng 28,84% so với tuần trước lên mức 1.573 USD/tấn . Chính do giá tăng đã tác động một phần khiến lượng nhập khẩu chuẩn loại thép này trong tuần giảm 41,15%  so với tuần trước xuống mức 20,6 nghìn tấn . Nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc vẫn khá lớn ( đạt 9,1 nghìn tấn với đơn giá trung bình 1.163 USD/tấn ) , cón nhập khẩu từ thị trường Indonexia có đơn giá thấp nhất ( đạt 823 USD/tấn ) .

Tham khảo một số lô hàng sắt thép nhập khẩu vào Việt Nam từ 7-16/06/2011



 

  • Nhập khẩu thép tròn hợp kim từ Trung Quốc có xu hướng gia tăng

Trong thời gian hiện tại , tình hình nhập khẩu thép tròn hợp kim tại cửa khẩu Móng Cái – Đông Hưng có xu hướng tăng , do thuận lợi về giao nhận và vận chuyể hàng , đồng thời có jhả năng giao dịch cả chình ngạch . Trong tháng 5/2011 , lượng thép tròn hợp kim giao dịch xuất nhập  khẩu qua cửa khẩu này đạt 1.500 tấn. Dự báo , trong tháng 6/2011 lượng nhập khẩu có thể tăng lên mức 1.800 tấn . Tại cửa khẩu Đông Hưng hiện có khoảng 30.000 tấn thép tron hợp kim do phía doanh nghiệp Trung Quốc tập kết cho xuất khẩu sang Việt Nam đến hết quí 2/2011.

Tham khảo giá giao dịch thép tròn hợp kim phí xuất khẩu niêm yết ngày 13/6/2011

( lượng: tấn; trị giá: triệu USD)