Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tổng hợp thị trường tài chính thế giới tuần qua (1.3-5.3)

Thị trường chứng khoán Châu Á liên tục tăng điểm trong 3 phiên đầu tuần nhờ thông tin tích cực về việc làm và sản xuất của Mỹ hỗ trợ.

Tuần qua, các nhà đầu tư đẩy mạnh mua vào cổ phiếu khối ngành ngân hàng của Trung Quốc với hy vọng Quốc hội Trung Quốc sẽ sớm ban hành một số chính sách nới lỏng tiền tệ, thay vì thắt chặt tính thanh khoản của thị trường như trong thời gian gần đây.

Thị trường chỉ có duy nhất một phiên giảm điểm do lo ngại việc kiểm soát tăng trưởng tín dụng sẽ gây ảnh hưởng đến kết quả lợi nhuận của khối ngành ngân hàng Trung Quốc. Bên cạnh đó, việc lãi suất cho vay tăng cao và hạn chế nguồn cung tiền để hạ nhiệt tốc độ tăng trưởng quá nóng của nước này cũng là yếu tố khiến thị trường Trung Quốc và Hong Kong giảm sâu hơn.

Bank of Japan cũng đã thông báo sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm giúp đồng YÊN yếu đi.

Chỉ số NIKKEI 225 tuần qua tăng 196.90 điểm, tương đương 1.94%, lên mức 10,368.96 điểm. Chỉ số Hang Seng giảm 298.96 điểm, tương đương 1.42%, xuống còn 20,787.97 điểm. Chỉ số Shanghai Composite giảm 56.78 điểm, tương đương 1.84%, xuống còn 3,031.96 điểm. Chỉ số KOSPI tăng 39.99 điểm, tương đương 2.5%, lên mức 1,634.57 điểm. Chỉ số S&P/ASX 200 tăng 80.70 điểm, tương đương 1.72%, lên mức 4,767.20 điểm.

Thị trường chứng khoán châu Âu tiếp tục xu hướng đi lên do nhà đầu tư kỳ vọng cuộc khủng hoảng công nợ tại Hy Lạp sẽ có giải pháp tích cực. Các công ty khai khoáng tăng giá mạnh cũng khiến thị trường châu Âu tăng điểm.

Chỉ số FTSE 100 tăng 93.82 điểm, tương đương 1.7%, lên mức 5,599.76 điểm. Chỉ số CAC 40 tăng 140.88 điểm, tương đương 3.74%, lên mức 3,910.42 điểm. Chỉ số DAX tăng 163.85 điểm, tương đương 2.87%, lên mức 5,877.36 điểm.

Thị trường chứng khoán Mỹ nhìn chung tăng điểm nhờ một số thông tin tích cực được công bố trong tuần qua.

Chỉ số ISM của lĩnh vực sản xuất tháng 2/2010 rơi xuống mức 56,5 từ mức 58,4 của tháng 12/2009. Mức trên 50 cho thấy sự tăng trưởng. Tiêu dùng cá nhân trong tháng qua cũng đã tăng vượt dự đoán của các chuyên gia.

ADP Employer Services công bố các công ty Mỹ sa thải 20 nghìn việc làm trong tháng 2/2010, mức thấp nhất trong 2 năm và dự báo việc làm trong lĩnh vực tư nhân có thể tăng trưởng trong tháng 3/2010.

Viện quản lý nguồn cung (ISM) công bố chỉ số của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực dịch vụ, lĩnh vực đóng góp 90% vào kinh tế Mỹ, tăng lên mức 53 từ mức 50.5 của tháng 1/2010.

Số lượng đơn xin thất nghiệp lần đầu trong tuần trước giảm 29,000 đơn xuống còn 469,000 đơn. Năng suất lao động tăng 6,9% trong quý 4/2009 và có năm tăng trưởng mạnh nhất từ năm 2002.

Doanh số nhà chờ bán giảm khiến thị trường không khỏi lo lắng. Hiệp hội địa ốc Mỹ công bố chỉ số hợp đồng mua nhà tháng 1/2010 giảm 7,6% so với tháng 12/2009. Số lượng hợp đồng bán nhà rơi xuống thấp nhất từ tháng 4/2009.

Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 162.41 điểm, tương đương 1.56%, lên mức 10,566.20 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 52.78 điểm, tương đương 2.32%, lên mức 2,326.35 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 22.99 điểm, tương đương 2.06%, lên mức 1,138.70 điểm.

Đồng USD đã trải qua gần một tuần tăng điểm mạnh so với đồng EURO, bởi vì các gói cứu trợ cho Hy Lạp vẫn chưa thật sự phát huy hiệu quả và chưa thể vực dậy được đồng EURO. Ngoài ra, thị trường Mỹ trong phiên giao dịch đầu tuần đã đón nhận thông tin khả quan từ chi tiêu tiêu dùng tăng hơn kỳ vọng trong tháng 1 và chỉ số sản xuất đã tăng mạnh trong tháng 2. Tuy nhiên, chỉ duy nhất trong ngày thứ sáu, đồng EURO bất ngờ tăng lên 1.365 USD/EURO so với mức 1.35 thiết lập được trong các ngày trước đó do được hỗ trợ từ nguồn chi cứu trợ mạnh của Chính Phủ Hy Lạp. Chỉ số USD Index liên tục giữ vững mức trên 80.5 điểm, nhưng đã giảm nhẹ xuống mức 80.4 điểm trong ngày thứ 6 cuối tuần. Trong tuần này, đồng YÊN Nhật cũng biến động so với đồng USD, nhưng thay đổi không lớn lắm và chỉ dao động trong khoảng 88.9-89.10 JPY/USD.

Thị trường vàng đã trải qua một tuần giao dịch thành công với việc ghi nhận mốc 1,139 USD/ounce được thiết lập trong ngày thứ tư vừa rồi và cũng là mức cao nhất trong vòng 6 tuần qua. Nguyên nhân là do giá cả hàng hóa trên toàn cầu có xu hướng tăng lên nhờ vào nhu cầu tiêu dùng tăng cao ở các nền kinh tế mới nổi, cùng với sự không chắc chắn về tài chính ở Hy Lạp và Anh đã lôi kéo các nhà đầu tư tìm đến vàng như là một nơi trú ẩn an toàn.

Trong ngày giao dịch cuối cùng, giá vàng giằng co ở ngưỡng 1,136 USD/ounce lúc đầu phiên, nhưng đến cuối phiên chốt ở mức 1,133 USD/ounce. Hiện tại Quỹ SPDR Goldtrust đang nắm giữ 1,116.12 tấn vàng nén, tăng lên thêm 0.609 tấn so với tuần trước đó.

Thị trường dầu có một tuần giao dịch đầy biến động khi mà giá dầu liên tiếp tăng giảm trong ngưỡng 79-81 USD/thùng. Đầu tuần, giá dầu đã giảm dưới ngưỡng 80 USD/thùng và đến ngày thứ ba đã giảm chỉ còn 79 USD/thùng. Nhưng sang đến thứ tư, bất chấp báo cáo về dự trữ hàng tồn kho tăng nhiều hơn mong đợi, giá dầu vẫn vượt lên trên ngưỡng 81 USD/thùng do những thông tin kinh tế khả quan đến từ thị trường việc làm và khu vực dịch vụ. Và mức này đã giảm nhẹ trong ngày thứ năm nhưng đã phục hồi trở lại trong ngày cuối tuần với dấu hiệu lạc quan về việc Trung Quốc sẽ duy trì các biện pháp kích thích kinh tế. Giá dầu giao tháng tư trên thị trường Mỹ đã tăng gần 2 USD lên mức 81.50 USD/thùng.

Sacom

ĐỌC THÊM