Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG THÉP THẾ GIỚI TRONG TUẦN (22-27/5/2009)

Tuần này, thị trường thép Thế Giới vẫn có khuynh hướng tăng. Giá thép phế liệu tiếp tục tăng cao, nên tập đoàn Nucor và công ty thép Gerdau đều nâng giá thép lên; các nước CIS thì tăng giá xuất khẩu của thép cán nóng/cán nguội, còn giá thép tại thị trường Việt Nam cũng đang tăng trở lại. Hiện nay, sản lượng tồn kho tại Nam Hàn đã giảm hẳn, nhưng nhu cầu sử dụng thép tại thị trường Châu Âu vẫn còn yếu.

 I) THỊ TRƯỜNG MỸ

Tập đoàn Nucor phải tăng giá thép cho các đơn hàng trong tháng 6/2009 là do giá thép phế liệu tăng cao. Các công ty thép đã tăng giá thép dài hợp kim lên US$ 43/tấn, nhưng họ lại cắt giảm giá gốc xuống US$ 23/tấn. Sau đợt điều chỉnh này, giá xuất xưởng của thép tròn là US$ 480-500/tấn, của thép tấm dày vừa là US$ 630-660/tấn; của thép hình là US$ 735-800/tấn. Đối với nguồn nhập khẩu vào thị trường Mỹ, giá thép tròn nhập khẩu từ Mexico là US$ 551/tấn (theo điều kiện DDP, tại Cảng Huston), cao hơn giá thép bán tại thị trường nội địa; còn giá thép tròn nhập khẩu từ từ Thổ Nhĩ Kỳ là US$ 518-540/tấn (theo điều kiện DDP, tại bờ biển nước Mỹ).

Trong quý 1/2009, tổng lượng hàng đã giao tại thị trường nội địa chỉ đạt 13.034 triệu tấn, giảm tương ứng 52.5% so với năm trước. Sản lượng thép nhập khẩu vào thị trường Mỹ là 5.497 triệu tấn, giảm tương ứng 28.8% so với năm trước. Hiệp hội Sắt Thép Mỹ cho biết: hiện nay, ngành công nghiệp thép của Mỹ vẫn chưa có dấu hiệu khôi phục lại.

 

II) THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU

Cũng trong quý 1/2009, lượng cầu tại thị trường Châu Âu vẫn giảm gần 50% vì bị tác động của các yếu tố tiêu cực từ của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tình hình này sẽ không được cải thiện cho đến cuối năm 2009. Mặc khác, lượng tồn kho của các nhà phân phối và người sử dụng vẫn cao, nên họ đang tìm cách thanh lý bớt hàng tôn kho này trước khi lượng cung-cầu tiến đến trạng thái cân bằng. Hiệp hội ngành Sắt Thép Châu Âu (Eurofer) dự đoán lượng cầu trong nửa đầu năm 2009 sẽ giảm khoảng 40%-45% và trong cả năm 2009 thì giảm 30%.

Hiện nay, các nhà máy thép của Ucraina, Ilyich và Zaporizhstal đều tăng giá xuất khẩu của thép cuộn cán nóng/cán nguội. Cụ thể như sau: Zaporizhstal chào giá thép cuộn cán nóng cho các đơn hàng trong tháng 6/2009 là US$ 370-380/tấn và giá thép cuộn cán nguội là US$ 440-450/tấn (theo điều kiện FOB, tại Biển Đen); Ilyich tăng giá thép cuộn cán nóng từ mức US$ 330-340/tấn lên đến US$ 350/tấn và giá thép cuộn cán nguội là US$ 450/tấn (theo điều kiện FOB, tại Biển Đen). Hiện tại, Ilyich đang cho sử dụng 100% công suất sản xuất thép tròn, 40% công suất sản xuất thép cuộn cán nguội và 25% công suất sản xuất thép tấm dày vừa.

Các nước CIS (Cộng đồng các quốc gia độc lập): các nhà máy tại CIS liên tục cắt giảm giá xuất khẩu phôi thép. Tuần này, Nga và Ucraina đã cắt giảm giá phôi thép từ mức US$ 370-385/tấn xuống còn US$ 370-380/tấn (theo điều kiện FOB).

 

III) THỊ TRƯỜNG CHÂU Á

Tại Nhật Bản: nhật báo kinh tế Nikkei cho biết: tập đoàn thép Nippon (Nhật) đã đồng ý cắt giảm giá thép cho công ty Ôtô Toyota khoảng 10%, giảm tương đương 15,000 yên/tấn mét (hoặc $158/ tấn mét) trong năm tài chính 2009 và điều này có thể giúp công ty Toyota tiết kiệm được khoảng 50 tỷ yên.

Tại Nam Hàn Quốc: trong tháng vừa qua, sản lượng thép dẹt tồn kho vẫn tiếp tục giảm mạnh và điều này sẽ góp phần hỗ trợ ngành thép tại khu vực địa phương phục hồi trở lại. Trong tháng 4/2009, tổng sản lượng thép dẹt nhập khẩu vào Hàn Quốc là 725,000 tấn, giảm 19.5% so với tháng trước và giảm 48.5% so với năm trước.

Tại Việt Nam: Hiện nay, công ty thép Việt nam đã tăng giá thép là do giá phôi thép tăng khoảng US$ 10-20/tấn từ tháng 5/2009. Giá phôi thép tăng từ mức giá của tháng 3/2009 là US$ 360-370/tấn lên US$ 420-430/tấn cho các đơn hàng trong tháng 4/2009. Nga chào giá xuất khẩu thép cuộn cán nóng sang Việt Nam là US$ 420/tấn, tăng US$ 10/tấn so với thời điểm cách đây 2 tuần (theo điều kiện CFR). Đài Loan chào giá thép cuộn cán nóng sang Việt Nam là US$ 440/tấn, tăng US$ 15/tấn ((theo điều kiện CFR, tại Việt Nam).

(Citicom)

ĐỌC THÊM