Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Thị trường thép: Khó lường!

Trong số 25 ra ngày 26/3 DĐDN đã có bài viết “Ngành thép cắt khó khăn”, ngay sau khi phát hành đã nhận được rất nhiều đồng tình từ phía các DN sản xuất thép. Trong đó, đã có nhiều ý kiến đóng góp, nhìn nhận sâu rộng hơn về tình hình thị trường, sản xuất kinh doanh thép trong nước và đặc biệt có những DN đã nhìn nhận thẳng vào những vấn đề bức xúc của ngành thép để chỉ ra một số giải pháp cho DN sản xuất thép trước biến động của thị trường. Số báo này chúng tôi xin được trích đăng nội dung bài viết của ông Hoàng Ngọc Oanh - TGĐ Cty CP thép Thủ Đức.

Thị trường thép quả thực rất khó lường bởi thực tế xu hướng sản xuất thép trong nước vẫn phụ thuộc theo thế giới, bởi hiện nay lượng nguyên vật liệu chính phục vụ sản xuất phải nhập từ nước ngoài. Năm 2009 lượng sắt thép vụn nhập, phôi thép nhập trên 2 triệu tấn, chiếm 45% thị phần mà mỗi năm trong nước các DN chỉ sản xuất được khoảng 2,6 triệu tấn phôi. với mức độ phụ thuộc như vậy thì những biến động của thị trường thế giới và nếu như thị trường thế giới thay đổi thì chắc chắn thị trường thép trong nước bám sát theo đó.

Trong thời điểm hiện nay của thị trường trong nước thì cung – cầu của sắt thép thực sự chưa cao với mong muốn của các DN nên giá bán thực tế đang đôi khi thấp hơn giá sản xuất thép thành phẩm và thấp hơn nhiều so với giá phôi thép được nhập từ nước ngoài về. Thực tế, diễn biến về giá của thép trên thị trường hiện nay vẫn đang trên đà tăng. Bởi giá thép thế giới lại đang tiếp tục tăng, nhất là sau tháng 3, 4 này khi có được thỏa thuận giá quặng mới giữa các quốc gia lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... với các nước có những mỏ quặng lớn như Philippines, Australia thì giá thép sẽ có một mặt bằng giá mới theo chiều tăng lên. Vì theo đề nghị của các bên thì giá quặng đang được xác định sẽ cao hơn với giá hiện tại khoảng 40% so với đầu năm thì chắc chắn giá thép trên thị trường trong nước sẽ phải điều chỉnh theo giá thế giới.

Diễn biến giá thép tại thị trường TP HCM từ tháng 1-3/2010
 
Trước những diễn biến của các loại hàng hóa trong đó có thép trên thị trường thì như tôi được biết vừa qua hầu hết các DN trong nước tập trung tiết kiệm trong sản xuất như đầu tư các hệ thống tiết kiệm nhiên liệu để tăng lợi thế cạnh tranh sản phẩm thép của từng DN, tạo ra những thuận lợi trực tiếp đến khách hàng. Trong đó, với thép Thủ Đức được phát triển tương đối lâu và mới được cổ phần hóa nên công nghệ ở mức độ trung bình. Do đó, chúng tôi đã phải xem xét rất kỹ, đã có những bước đầu tư đúng mức để tạo ra lợi thế cạnh tranh về chất lượng cũng như về giá thành sản phẩm. Về cạnh tranh chất lượng thép Thủ Đức đã đầu tư xây dựng thêm lò lửa ép cải thiện chất lượng thép, đưa ra thị trường nhiều sản phẩm thép có chất lượng cao cho nhiều lĩnh vực như xây dựng cầu cống, hầm. Cái thứ hai là đầu tư cải thiện công nghệ luyện và cán tạo ra cơ sở cho chúng tôi giảm được nhiều chi phí hơn tạo cơ sở cho thép Thủ Đức cạnh tranh về chất lượng và giá cả hợp lý hơn để người tiêu thụ chấp nhận được.

Tuy nhiên, với việc vừa qua chính phủ có sự điều chỉnh là ưu tiên USD cho các DN nhập khẩu nguyên liệu và phôi thép mà không ưu tiên cho các đơn vị nhập khẩu thép thành phẩm thì theo tôi đây là một việc làm kịp thời và hoàn toàn đúng đắn trên cơ sở ổn định về giá USD tạo cơ sở cho các DN sản xuất thép khối lượng lớn có chi phí hợp lý hơn. Nhờ đó sẽ cung ứng ra thị trường một lượng thép ổn định hơn và các DN sản xuất thép trong nước có được sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn với các loại thép ngoại nhập.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất mà các DN sản xuất thép cần là cơ chế, chính sách của chính phủ phải phù hợp và tạo điều kiện trực tiếp sản xuất thép trong nước phát triển. Như hiện nay trong các chính sách thuế nhập khẩu thép thì vẫn còn một số biểu thuế vẫn còn một số chỗ để nó vận dụng tạo điều kiện cho thép nhập khẩu. Cụ thể như thép cuộn chẳng hạn. năm 2009 một lượng lớn thép này của Trung Quốc đã được nhập dựa trên cơ sở nguồn gốc hóa học của sản phẩm chưa được rõ ràng đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc cạnh tranh của sản phẩm trong nước. Do đó, Bộ Công thương đã có những can thiệp cụ thể nhằm hạn chế những khó khăn cho DN sản xuất thép trong nước. Thực tế, các DN thép sản xuất đình trệ kéo theo một lực lượng lớn lao động có thu nhập kém, ảnh hưởng lớn đến xã hội và đồng thời nếu các DN thép hoạt động tốt sẽ đóng góp một lượng lớn về ngân sách cho nhà nước thông qua nguồn thu từ thuế trong sản xuất kinh doanh của ngành thép.

Theo dự báo của Vụ Kinh tế Công nghiệp (Bộ KHĐT), trong tháng 4, giá thép thành phẩm sẽ tăng thêm ít nhất 10% nữa do giá nguyên liệu thế giới đang tăng mạnh. Hiện giá phôi thép đã tăng lên mức 550 USD một tấn (tăng 50 USD so với đầu năm), giá thép phế gần 400 USD. Các nhà cung ứng quặng sắt lớn trên thế giới đang đàm phán để tăng giá tiếp 30 - 40% trong năm nay.

Theo Hiệp hội Thép VN, trong quý I, lượng thép sản xuất trong nước đạt khoảng 1,2 triệu tấn, tăng 7,2% so với cùng kỳ. Lượng thép thành phẩm tồn kho cuối quý đã giảm so với đầu năm.

DDDN

ĐỌC THÊM