Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Thị trường tài chính thế giới chao đảo

Nhà đầu tư đổ xô đi mua mặt hàng kim loại quý trong bối cảnh các thị trường chứng khoán và dầu thô trượt dốc không phanh. Đây là những thông tin quan trọng trong bản tin tài chính kinh tế sáng 2/4.

Kết thúc phiên giao dịch ngày hôm qua, giá vàng thế giới giao tháng 6 trên sàn COMEX tăng vọt 26,6 đôla (2,26%), lên 1.201,6 đôla một ounce (giá cao nhất trong phiên là 1.210 đôla mỗi ounce). Đây là mức cao nhất trong 5 tháng qua và chỉ còn một khoảng cách khá hẹp để vươn tới đỉnh cao nhất trong lịch sử là 1.227,5 đôla mỗi ounce. Như vậy, vàng đã vượt qua ngưỡng cản tâm lý quan trọng là 1.200 đôla/ounce và xu hướng đi lên bắt đầu được hỗ trợ mạnh theo phân tích kỹ thuật.

Nguyên nhân khiến giá vàng tăng trở lại là do giới đầu tư lo ngại kinh tế thế giới sẽ rơi vào một vòng xoáy khủng hoảng mới mà tâm điểm là tình trạng nợ xấu tại một số nước châu Âu. Một lượng tiền lớn đã nhanh chóng được chuyển sang vàng sau khi cổ phiếu trên tất cả các sàn chứng khoán từ phố Wall sang châu Âu, Á cùng đồng loạt lao dốc với biên độ rất mạnh trong những ngày qua.

Nhiều dự báo bi quan cho thị trường dầu mỏ sau khi vàng đen đón nhân phiên điều chỉnh sâu ngày thứ năm liên tiếp. Ngày 6/5, giá dầu thô giao tháng 6 bốc hơi 2,86 đôla (3,6%) - biên độ điều chỉnh theo ngày tồi nhất trong 15 tháng, xuống 77,11 đôla mỗi thùng. Ngưỡng cản của đợt sóng giảm lần này trên thị trường dầu mỏ có thể sẽ đưa giá vàng đen xuống quanh ngưỡng 60 đôla nếu mức dao động trung bình 200 ngày (76,37 đôla) bị phá vỡ trong những phiên tới, ông Jim Stellakis, chuyên gia phân tích tại Sàn giao dịch hàng hóa NYMEX nhận định sau khi thị trường đóng cửa.

Bộ phận bảo hiểm AIA châu Á là công ty con duy nhất của AIG (Mỹ) làm ăn có lãi trong 2009. Ảnh CNN
Bộ phận bảo hiểm AIA châu Á là công ty con duy nhất của AIG (Mỹ) làm ăn có lãi trong 2009. Ảnh: CNN

Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) và Ủy ban Giao dịch Hàng hóa tương lai (EFTE) cho biết sẽ tiến hành điều tra những hoạt động giao dịch bất thường đã diễn ra trong phiên giao dịch chiều qua tại thị trường chứng khoán New York.

Đồng tiền chung châu Âu EUR rớt giá xuống mức thấp nhất trong 14 tháng so với đồng bạc xanh sau khi gói cứu trợ 140 tỷ đôla của Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) thất bại trong việc ngăn đà leo thang của lợi tức trái phiếu Hy Lạp. Chuỗi ngày bán tháo đồng EUR trên thị trường lên đến đỉnh điểm trong ngày hôm qua, khi giá trị EUR mất tới 1,5%, co hẹp biên độ hoán đổi giữa EUR và USD xuống 1,2620 đôla. Ngày 6/5, ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ra quyết định giữ nguyên mặt bằng lãi suất cho vay ở mức thấp kỷ lục 1% và tái cam kết dành mọi sự hỗ trợ cần thiết trong việc giúp đẩy lùi đại dịch “cúm nợ”.

Thượng viện Mỹ thông qua điều khoản bổ sung vào dự luật cải cách hệ thống tài chính. Dự luật này loại trừ việc giải cứu các ngân hàng và các công ty tài chính ở Phố Wall bằng tiền đóng thuế của người dân như chính phủ đã từng làm trong giai đoạn khủng hoảng tài chính lên đến đỉnh điểm mùa Thu năm 2008. Điều khoản bổ sung này là điểm sửa đổi bổ sung đầu tiên cho dự luật cải cách tài chính của Tổng thống Obama, đã được thông qua với 96 phiếu thuận và một phiếu chống. Đây là một biện pháp nhằm hạn chế việc cứu trợ các ngân hàng "quá lớn để bị phá sản" khi các "đại gia" này yêu cầu chính phủ bơm tiền trong trường hợp khó khăn với lý do sự sụp đổ của họ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế.

Tây Ban Nha sẽ không trở thành “Hy Lạp thứ hai”. Hôm qua, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết, kế hoạch cắt giảm thâm hụt ngân sách của Tây Ban Nha đang thực hiện khá tốt, quốc gia này sẽ không phải cầu cứu tài chính từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) như Hy Lạp.

Trong buổi công bố báo cáo dự đoán kinh tế mùa xuân, ông Olli Rehn, ủy viên phụ trách về kinh tế và tiền tệ của EC cho rằng, EC sẽ không đề nghị viện trợ tài chính cho Tây Ban Nha tương tự như Hy Lạp, bởi vì “điều đó là không cần thiết”. Ông Rehn cũng lên tiếng chỉ trích, những tin đồn trên thị trường trong thời gian qua về việc xếp hạng tín dụng nợ của Tây Ban Nha có thể sẽ tiếp tục giảm, trở thành nước thứ 2 trong khu vực sử dụng đồng tiền chung Eurozone cần cầu cứu viện trợ tài chính hoàn toàn do những kẻ đầu cơ tung ra.

Ông cho rằng, thị trường tài chính đã lo lắng quá mức cho tình trạng thâm hụt ngân sách ở các quốc gia như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… EC đưa ra dự đoán, thâm hụt ngân sách của Tây Ban Nha năm 2010 sẽ gần chạm ngưỡng 10% GDP. Tỷ lệ nợ công chiếm trong GDP của Tân Ban Nha sẽ đạt 64,9%, cao hơn mức giới hạn là 60%.

Tập đoàn bảo hiểm Prudential (Anh) gây ra nhiều lo ngại sau khi hoãn kế hoạch mua lại bộ phận bảo hiểm AIA tại châu Á của tập đoàn AIG (Mỹ) với giá 35,5 tỉ đôla, và đồng thời tạm đóng băng kế hoạch phát hành hơn 20 tỉ đôla cổ phiếu mới do chưa giải quyết được bất đồng với Cơ quan quản lý dịch vụ tài chính Anh (FSA). Việc chậm trễ phát hành cổ phiếu làm cho các cổ đông nổi giận và nghi ngờ về sự chuẩn bị của hãng trong kế hoạch tăng vốn. Prudential cho biết, hãng sẽ công bố tài liệu chi tiết về lộ trình đợt chào bán cổ phần vào ngày 7/5 và hy vọng có thể hoàn tất vụ mua lại AIA trước quý III năm nay.

Vnexpress

ĐỌC THÊM