Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tăng cường thu hút dòng vốn FDI từ Mỹ, EU bằng cách nào?

 Việt Nam mong muốn sớm có lời giải cho bài toán tăng cường dòng vốn thu hút FDI từ các nhà đầu tư Mỹ, EU.

Việc thu hút nguồn vốn đầu tư từ Mỹ, EU được kỳ vọng sẽ mang đến công nghệ cao, hiện đại, tính lan toả tốt và hiệu quả kinh tế cao. Theo đó, dòng vốn đầu tư từ các nhà đầu tư Mỹ, EU đều tập trung vào các lĩnh vực có tính lan toả tốt về công nghệ và hàm lượng kỹ thuật cao ví dụ như: năng lượng tái tạo, công nghệ thông tin, giáo dục, y tế, các ngành dịch vụ, tài chính, ngân hàng, giao thông vận tải, du lịch…

Liêm chính, công khai và minh bạch

Hạ tầng giao thông là một trong những lĩnh vực đầu tư được doanh nghiệp EU quan tâm.

Chính vì vậy, việc điều chỉnh các chính sách thu hút FDI là điều cần thiết. Không chỉ để Việt Nam thu hút FDI ngày càng nhiều dòng vốn đầu tư từ Mỹ, EU mà còn là giải quyết nội tại các câu chuyện đang tồn tại về môi trường, chuyển giá, gian lận thương mại, chuyển giao công nghệ và phát triển công nghiệp phụ trợ.

Được biết, có một chuyên gia người Mỹ đã từng nói rằng, các doanh nghiệp Hoa Kỳ chưa vào Việt Nam, nhưng một khi vào, nhà đầu tư Mỹ sẽ đứng thứ nhất. Điều này cho thấy dường như các doanh nghiệp, nhà đầu tư Mỹ chưa “hết minh” đầu tư vào Việt Nam. Có nhiều lý giải cho rằng, thâm hụt thương mại giữa Việt Nam – Mỹ chính là lý do khiến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Mỹ vẫn còn “cầm chừng”.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, độ mở của nền kinh tế cao, môi trường kinh doanh đang không ngừng cải thiện, Việt Nam được xem như một trong những điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trên thế giới, việc nhà đầu tư Mỹ “chậm chân” tham gia vào cuộc chơi đầu tư tại Việt Nam dường như phần thiệt không thuộc về doanh nghiệp Việt Nam.

Còn nhớ năm 2017, nhân chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nhiều cơ hội hợp tác và đầu tư giữa Việt Nam và Mỹ đã được mở ra. Trong đó, doanh nghiệp Mỹ đã bày tỏ mong muốn đầu tư vào Việt Nam để tận dụng cơ hội từ hoạt động cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, thông qua hình thức mua bán và sáp nhập (M&A). Khi đó, Nhà đầu tư Mỹ cho biết, làn sóng đầu tư mới của doanh nghiệp Mỹ vào Việt Nam đều phù hợp với chính sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump khi ông là người được biết đến với các chính sách “nước Mỹ là trên hết”.

Mới đây, trao đổi với DĐDN, ông Denis Brunetti - đồng Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (EuroCham) tại Việt Nam cho biết, lý do để doanh nghiệp thành viên của EuroCham tăng cường đầu tư vào Việt Nam đó chính là nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong hoạt động cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh thời gian gần đây. Khi nhắc đến Việt Nam các nhà đầu tư EuroCham luôn nghĩ tới đây là môi trường kinh doanh tin cậy, chất lượng, ổn định và bền vững.

Như vậy, lời giải cho bài toán thu hút FDI từ doanh nghiệp Mỹ và EU, bên cạnh lĩnh vực đầu tư hấp dẫn là môi trường kinh doanh đủ minh bạch và cạnh tranh công bằng. Đây không chỉ là mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh để tăng cường thu hút dòng vốn hướng đến thị trường Mỹ và EU, mà đây còn là những yêu cầu thực hiện các cam kết trong khuôn khổ các hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương, các FTA thế hệ mới giữa Việt Nam với khu vực và thế giới.

Cần phải thận trọng

Mới đây, Tập đoàn AES của Mỹ đã đề xuất được đầu tư vào Dự án Nhiệt điện khí Sơn Mỹ 2, theo hình thức BOT. Đây được xem như một điều lạ lùng, mặc dù trước đây nhà đầu tư này đã có kinh nghiệm đầu tư cho Nhiệt điện Mông Dương 2 cùng kho cảng khí hoá lỏng.

Việc tập đoàn AES muốn đầu tư vào Dự án Nhà máy Nhiệt điện khí Sơn Mỹ 2 được các chuyên gia cho rằng đây có thể là cơ hội để Việt Nam thoát dần khỏi công nghệ lạc hậu, tiếp cận công nghệ cao, hiện đại hơn, nhưng để thay thế nhiệt điện than thì chưa dễ.

Theo PGS.TS Trương Duy Nghĩa, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật Nhiệt Việt Nam đánh giá, về công nghệ, kỹ thuật, sự xuất hiện của nhà đầu tư Mỹ vào lĩnh vực nhiệt điện của Việt Nam là thông tin rất tốt. Mỹ hiện đang là cường quốc đứng đầu về điện và cả nhiệt điện. Bao gồm cả sản lượng và chế tạo sản xuất điện.

Nếu so sánh với Trung Quốc, Mỹ là bậc thầy, so với Pháp, Nhật, Đức... Mỹ vẫn được coi là anh cả trong lĩnh vực này. Tiêu chuẩn kỹ thuật của Mỹ trong lĩnh vực này cũng đang là tiêu chuẩn chung được cả thế giới áp dụng. Như vậy, xét về mặt kỹ thuật và chuyên môn, sự tham gia của nhà đầu tư Mỹ vào nhiệt điện khí Việt Nam là rất đáng tin cậy.

Ngoài ra, PGS.TS Trương Duy Nghĩacũng lưu ý rằng, việc đầu tư theo hình thức BOT có nghĩa Việt Nam sẽ chịu trách nhiệm đầu ra cho sản phẩm điện của nhà máy này. Khả năng Việt Nam phải có thể bị phụ thuộc vào giá bán của nhà đầu tư. Nếu bán rẻ, nền kinh tế được hưởng lợi và ngược lại Việt Nam sẽ phải chịu thiệt nếu giá bán cao.

Vì vậy, dù là nhà đầu tư nào thì những bước đi thận trọng trong hoạt động quản lý đầu tư, lựa chọn đối tác phù hợp để đảm bảo lợi ích của nền kinh tế vẫn là uư tiên hàng đầu.

Nguồn tin: Diễn đàn doanh nghiệp

ĐỌC THÊM