Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Nhà thầu trong nước ‘đòi’ quyền ưu tiên

 Cần ưu tiên cho nhà thầu trong nước là ý kiến của đại diện hầu hết các hiệp hội và ngành hàng tại hội nghị bàn giải pháp tăng cường sử dụng vật tư sản xuất trong nước trong công tác đấu thầu do Bộ Công thương tổ chức hôm qua tại Hà Nội.

 
Theo báo cáo của Hiệp hội các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam, nhập siêu sản phẩm cơ khí trong các gói thầu đang rất lớn, chủ yếu rơi vào nhóm thiết bị công nghệ của các công trình công nghiệp như nhiệt điện, thủy điện, xi măng, hóa chất, khai khoáng... Phần lớn công trình của các tập đoàn kinh tế lớn của Nhà nước chỉ tổ chức đấu thầu quốc tế mà phần thắng đa số thuộc về nhà thầu nước ngoài rồi nhập 100% vật tư, máy móc thi công.

Nhà thầu Việt Nam kiến nghị thuế VAT cho các sản phẩm cơ khí nên giảm xuống 5%.

Ông Nguyễn Văn Thụ, Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam, cho hay, tình trạng này không phù hợp với một nước mới phát triển như Việt Nam. Chính phủ cần phải tăng ưu đãi, tăng khả năng thắng thầu của các nhà thầu trong nước. Nếu không các nhà thầu và các ngành sản xuất vật tư, máy móc trong nước sẽ bị đè bẹp bởi các nhà thầu và thiết bị ngoại nhập, đặc biệt là sự đổ bộ bởi các nhà thầu giá rẻ Trung Quốc.
 
Theo ông Thụ, cần áp dụng chính sách cho các dự án đầu tư công nghiệp mà các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước làm chủ đầu tư phải sử dụng năng lực thiết kế, thi công, chế tạo, lắp đặt và sử dụng nguyên, nhiên vật liệu trong nước. Ông Thụ dẫn chứng, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã giao tổng thầu cho tổ hợp nhà thầu trong nước khi đầu tư các nhà máy điện, chạy dầu, khí khi đưa vào vận hành an toàn đều đã đảm bảo các tiêu chuẩn quy định. Hay Tổng công ty Vinaconex và Vinaincon đã chia gói thầu thành nhiều gói nhỏ để phù hợp năng lực của các đơn vị trong nước.

Mặc dù Hiệp hội Thép Việt Nam liên tục khẳng định năng lực sản xuất của các nhà máy thép trong nước đáp ứng đủ nhu cầu, thậm chí dư thừa công suất tuy nhiên thép trong nước vẫn chưa thể cạnh tranh với thép nhập từ Trung Quốc. Ông Vũ Trọng Khôi, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam, giải thích, hiện sản xuất thép trong nước phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nguyên liệu nhập. Trong 6 tháng qua, giá nguyên liệu tăng từ 350 USD một tấn hồi đầu năm lên trên 600 USD vào tháng 4 khiến giá thành sản phẩm phải tăng theo nên càng khó cạnh tranh với thép Trung Quốc. Ông Trần Văn Quang, Tổng giám đốc Công ty máy móc thiết bị Đông Anh, nhận định, nhà sản xuất trong nước cần nhất ưu đãi về thuế nhập khẩu bởi mức thuế 5% đang tạo áp lực “rất căng”. Thuế VAT cho các sản phẩm cơ khí cũng nên giảm xuống còn 5%.
Nguồn: Baodatviet

ĐỌC THÊM