Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Ngành thép Việt Nam: Hơn 2 tỷ USD đang... "đắp chiếu"

- Hôm nay (14/11), Tổ công tác liên ngành Công Thương - Tài chính sẽ lên đường nắm tình hình cụ thể tại các doanh nghiệp thép trên cả nước. Kết quả sẽ là căn cứ để Chính phủ đưa ra các biện pháp nhằm “cứu” ngành sản xuất quan trọng này.

Nguy cơ phá sản hàng loạt
 
Tiếp xúc với PV Báo GĐ&XH chiều 13/11, Chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam Phạm Chí Cường cho biết, hiện nay mức tiêu thụ thép vẫn giảm, giá liên tục đi xuống, có lúc thấp hơn cả giá thành.
 
Trước đây, giá thép thành phẩm ở mức 16 triệu đồng/tấn, thị trường tự do có nơi lên tới trên 20 triệu đồng/tấn. Bây giờ, giá thép chỉ còn giao động từ 8-10 triệu đồng/tấn, vậy mà tháng 8 chỉ bán được 111.000 tấn, tháng 9 chỉ 102.000 tấn và tháng 10 tăng chút ít lên 120.000 tấn. Tại kho bãi của nhà sản xuất hiện còn tồn đọng khoảng 2 triệu tấn hàng, theo giá thị trường lúc này, giá trị là trên 2 tỷ USD - một con số khổng lồ với ngành thép còn nhiều khó khăn.
 

Đến ngày 13/11, thuế nhập khẩu thép đã được ấn định ở mức 20% (tăng 12% so với mức 8% hiện hành) và thuế nhập khẩu phôi thép đang được đề nghị mức 5% (tăng 3% so với 2% hiện nay). Hiện vẫn chờ quyết định của Bộ Tài chính.

Những khó khăn đó đã khiến hàng chục doanh nghiệp thép đứng bên bờ vực phá sản. Nhiều nơi, ngân hàng đã khoanh nợ, doanh nghiệp muốn bán dù chỉ 1 tấn thép cũng phải thông qua ngân hàng. Các khoản nợ cứ chồng chất, hàng thì không bán được và giải pháp trước mắt là phải ngừng sản xuất. “Không chỉ các doanh nghiệp trong nước phải ngừng sản xuất mà có ít nhất 3 doanh nghiệp liên doanh thép nước ngoài cũng đã ngừng sản xuất từ tháng 9 rồi... Doanh nghiệp thép thường sử dụng nhiều lao động, dừng sản xuất cũng có nghĩa là người lao động phải nghỉ việc”, ông Cường lo lắng.
 
Một lò nấu thép đang được lắp đặt ở Bắc Giang. Ảnh: N.T
 
Ngân hàng “nới” ra,  thuế “siết” lại
 
Ngành thép là ngành quan trọng trong nền kinh tế. Chúng ta đã đầu tư hàng tỷ USD vào đây. Nếu phát huy hết công suất, phôi thép và thép thành phẩm sẽ có sản lượng gấp đôi nhu cầu trong nước. Nhưng hiện nay, rất có thể nhiều doanh nghiệp sẽ phải rút lui hoặc phá sản. Điều đó rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, nếu muốn tồn tại thì tự các doanh nghiệp thép lại không thể làm được, họ cần sự giải cứu từ cấp cao hơn cũng như sự chia sẻ của người tiêu dùng - một cán bộ ngành thép cho biết.
 
Thép thừa, giá ổn định

“Hiện tại, khó khăn đến từ nhiều phía nhưng năng lực sản xuất thép của nước ta vẫn cao hơn nhu cầu. Giá thép trong nước hiện ngang bằng với thế giới, người tiêu dùng có thể yên tâm cả về lượng hàng cũng như giá cả”.
 
Ông Phạm Chí Cường, (Chủ tịch Hiệp hội thép VN)
Những khó khăn của ngành thép đã được Chính phủ quan tâm và ngày 9/11, Bộ Công Thương đã chủ trì một cuộc họp để nghe các kiến nghị của doanh nghiệp. Tại đây, các doanh nghiệp cùng nhất loạt đề nghị ba giải pháp lớn để “cứu” thép. Đó là: Tăng thuế nhập khẩu đối với phôi và thép thành phẩm; Đề nghị sự giúp đỡ của ngân hàng (chưa đòi nợ vội và tiếp tục cho vay thêm vốn); Lập quỹ rủi ro cho ngành thép. Theo họ, quỹ này được Chính phủ lập ra và khi ngành thép khó khăn sẽ dùng quỹ ấy để mua thép, giống như kiểu thu mua lúa gạo cho nông dân.
 
Trao đổi với PV Báo GĐ&XH về 3 giải pháp này, lãnh đạo Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết: Việc thành lập quỹ rủi ro là không thể bởi không phải cái gì Nhà nước cũng đứng ra lập quỹ để “cứu”. Hơn nữa, ngành thép lâu nay đã hoạt động theo thị trường, bị tác động bởi mặt bằng giá thế giới. Ngày 12/11, ngân hàng đã đồng ý chưa đòi nợ và tiếp tục cho doanh nghiệp thép vay thêm vốn với lãi suất hợp lý để duy trì sản xuất. Riêng việc tăng thuế nhập khẩu với phôi và thép thành phẩm đang được xem xét. Không nên hiểu việc tăng thuế nhập khẩu với thép và phôi thép là nhằm bảo hộ sản xuất trong nước đơn thuần.
 
Hiện nay, nền kinh tế thế giới đang gặp rất nhiều khó khăn, Chính phủ nhiều nước liên tục tung ra các “gói giải cứu” nhằm bảo hộ sản xuất trong nước, tính kế lâu dài. Việc tăng thuế nhập khẩu thực chất là nhằm mục đích đó, nhưng người tiêu dùng vẫn không bị thiệt hại, giá bán vẫn ngang bằng với giá trong nước và nguồn cung cấp trong tương lai sẽ được đảm bảo. Thực ra, thời gian qua đã có doanh nghiệp bán phá giá, việc đó giống như một cái “giãy chết”. Khi đã bán hết hàng, họ sẽ rút lui khỏi thị trường và hậu quả với ngành thép nói riêng và nền kinh tế nói chung là không nhỏ.
 

(Giadinh.net)

ĐỌC THÊM