Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi từ cuối 2009

Dự báo phục hồi kinh tế Việt Nam sẽ trải qua hai bước: Bước 1 là thời kỳ khởi đầu của phục hồi diễn ra từ cuối năm 2009 và đầu năm 2010. Bước 2 là thời kỳ phục hồi diễn ra từ năm 2011.
Ngăn chặn hàng lậu, có chính sách khuyến khích người dân sử dụng
hàng nội địa sẽ giúp kinh tế phục hồi nhanh hơn (trong ảnh: Chương
trình bán hàng về nông thôn của doanh nghiệp TPHCM).
 
Khoảng 80 diễn giả gồm các giáo sư, tiến sĩ và chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, tài chính cả nước đã đưa ra nhiều đánh giá về khả năng phục hồi và triển vọng kinh tế Việt Nam hậu khủng hoảng tại hội thảo do Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TPHCM vừa tổ chức.

Tín hiệu khả quan

Theo GS-TS. Nguyễn Thanh Tuyền, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TPHCM: Nhìn vào mức tăng trưởng kinh tế năm 2009 do Chính phủ điều chỉnh từ 6,5% xuống 5% tại kỳ họp Quốc hội lần thứ 5 khóa XII có thể nảy sinh nhiều cách nhận định khác nhau về khả năng phục hồi kinh tế. Song không ít những yếu tố biểu hiện kinh tế nội lực đã tăng trưởng và tiếp tục tăng trưởng.

Vốn đầu tư nước ngoài được duy trì 5 tháng đầu năm lên đến 6,8 tỉ USD. Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đã cho ra sản phẩm và sẽ đưa vào hoạt động 15 nhà máy điện cùng nhiều công trình cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội khác.

Bên cạnh đó, chỉ số giá tiêu dùng tăng nhưng tăng chậm và sự hồi phục thị trường chứng khoán với chỉ số Vn-Index trên 470 điểm... Đặc biệt, trong khi 94/116 quốc gia không tăng trưởng hoặc tăng trưởng âm thì Việt Nam vẫn nằm trong 22 quốc gia có mức tăng trưởng dương (dù thâm hụt ngân sách có thể là 8%).

“Từ những dữ liệu trên cùng với nhận định của đại diện Ngân hàng Thế giới “kinh tế Việt Nam có dấu hiệu phục hồi”, có thể dự báo kinh tế Việt Nam sẽ trải qua hai bước. Bước 1 là thời kỳ khởi đầu của việc phục hồi kinh tế diễn ra từ cuối năm 2009 và đầu năm 2010. Bước 2 là thời kỳ bước vào phục hồi kinh tế diễn ra từ năm 2011” - GS-TS. Nguyễn Thanh Tuyền nhấn mạnh.

Tín hiệu khả quan của kinh tế Việt Nam còn thể hiện qua việc đánh giá tích cực triển vọng tăng trưởng của VN trong 10 năm tới của Tổ chức Giám sát Doanh nghiệp (DN) quốc tế (BMI).

Đáng lưu ý sau năm 2010, tốc độ tăng nhập khẩu hằng năm sẽ giảm xuống còn khoảng 10%, dưới mức tăng xuất khẩu sẽ làm thay đổi cán cân thương mại khi Việt Nam sản xuất được ô tô, hàng tiêu dùng...

Nhiều cơ hội sau khủng hoảng

Tại hội thảo nhiều ý kiến cũng cho rằng sẽ rất khiếm khuyết nếu nói khủng hoảng tài chính chỉ để lại những hậu quả tiêu cực. Thạc sĩ Nguyễn Khắc Quốc Bảo (Trường ĐH Kinh tế TPHCM) cho rằng nếu tỉnh táo nhận diện sẽ có nhiều cơ hội đi kèm, trong đó nổi lên hai cơ hội cải cách, tái cấu trúc kinh tế và cơ hội đón đầu tăng trưởng.

Đồng tình với đánh giá trên, PGS-TS. Trần Văn Trình (trường ĐH Kinh tế TPHCM) chỉ ra những thời cơ ở giai đoạn hậu khủng hoảng đó là đổi mới tư duy tăng trưởng kinh tế chiều rộng, dựa vào khai thác tài nguyên thô, nguồn nhân lực chất lượng thấp... chuyển sang tăng trưởng kinh tế chiều sâu, dựa vào các yếu tố năng suất tổng hợp.

Trên cơ sở đó hướng vào các ngành chứa hàm lượng chất xám cao. Về tái cấu trúc DN nên hướng vào phát triển các DN tư nhân, sẵn sàng chấp nhận việc phá sản, thu hẹp sản xuất của các đơn vị không thích ứng.

Đồng thời các gói hỗ trợ chỉ nên dành cho các ngành kinh tế triển vọng chứ không nên hỗ trợ tràn lan. Ngoài ra, cần có những cải cách khu vực công, tuân thủ quan điểm chống độc quyền DN Nhà nước cũng như nên chú ý phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật.

Dân trí

 


ĐỌC THÊM