Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Kinh tế năm 2009-2010: Còn nhiều diễn biến khó lường!

Rất nhiều doanh nghiệp (DN) đã bày tỏ kỳ vọng sẽ được tiếp sức bởi những nhận định và đánh giá mới về diễn biến kinh tế từ các chuyên gia hàng đầu tại hội thảo “Triển vọng kinh tế và những vấn đề đặt ra cho DN Việt

Nam năm 2009-2010” tổ chức sáng 23/6.

 

Tuy nhiên, với những dự báo có phần dè dặt và thận trọng, các DN hiểu rằng chưa thể quá lạc quan vào thời điểm này…

 

Dự báo thận trọng

 

Là người theo trường phái dè dặt trong các dự báo, TS Bùi Quang Tuấn – Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhận định, nhiều khả năng nền kinh tế thế giới sẽ không hồi phục một cách nhanh chóng theo hình chữ V, mà sẽ đi theo hình răng cưa. Do đó, khi nền kinh tế các nước xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam chưa phục hồi thì khó khăn đối với các DN trong nước là vẫn còn hiện hữu. Trước hết, đó là việc xuất khẩu chưa thể đẩy mạnh, vốn đầu tư FDI suy giảm… Mặc dù hai quý đầu năm 2009, GDP tăng trưởng dương (3-4%), song tỷ lệ này còn thấp so với tiềm năng; nền kinh tế còn chịu sức ép việc làm lớn (tỉ lệ thất nghiệp năm 2009 ước khoảng 6,7-7,6% nếu tăng trưởng 3-6% (tăng 1-1,4 triệu người không có việc làm).


Nhận định về hai gói kích cầu của Chính phủ, ông Tuấn cho rằng, gói kích cầu thứ nhất đã phát huy hiệu quả cao và “hồi sức cấp cứu” một cách kịp thời, đúng đối tượng cho nhiều ngành và DN. Song, gói kích cầu thứ hai chưa thể hiện tốt như gói kích cầu thứ nhất, nó mang tính chất trung và dài hạn, mới bắt đầu triển khai, vì thế cần có đánh giá cụ thể và có giám sát chặt chẽ. Quan điểm của ông Tuấn là kinh tế thế giới sẽ phục hồi chậm và trước mắt bức tranh kinh tế Việt Nam sẽ còn nhiều mảng xám, nếu gói kích cầu thứ hai của Chính phủ không được căn chỉnh đúng liều lượng thì có thể gây ra lạm phát trở lại vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau.

Cùng chung quan điểm này, TS Võ Trí Thành – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TƯ dự báo, nếu các gói kích cầu và chính sách ngắn hạn không được xử lý tốt thì lạm phát vào quý I hoặc quý II năm 2010 sẽ là hai con số. Khi đó chi phí điều chỉnh của Chính phủ sẽ cao gấp bội năm 2008. Tuy nhiên, chính vị chuyên gia này cũng thừa nhận rất khó để đoán định chính xác diễn tiến kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn. bởi vì 50% kinh tế nước ta đang phụ thuộc vào tình hình kinh tế thế giới, 50% còn lại là khả năng chống chọi của chính chúng ta. Thế giới đang bất định, thậm chí nhiều nền kinh tế lớn chưaxuống tới đáy – điều này khiến một nền kinh tế lệ thuộc 50% như Việt Nam sẽ còn nhiều biến động khó lường.

 

DN nên làm gì?

 

Người mở màn cho phần thảo luận giữa các chuyên gia và DN là Luật giaVũ Xuân Tiền - Giám đốc Công ty Tư vấn VAFM Việt Nam. Ông thẳng thắn đặt câu hỏi: DN nên làm gì vào thời điểm này? Trước diễn biến kinh tế khó lường, điều mà DN trông chờ ở các chuyên gia là những lời khuyên cụ thể chứ không chỉ là các dự báo.

 

Câu trả lời của bà Phạm Thị Thu Hằng, Viện trưởng Viện phát triển DN (thuộc VCCI) phần nào giải đáp được băn khoăn của ông Tiền. Theo đó, việc cần làm trước mắt của DN là mở rộng nội hàm của vấn đề “năng lực cạnh tranh”. Nếu muốn tồn tại trong thời điểm này, DN phải đưa ra các lựa chọn chiến lược khác biệt hoặc tạo ra những sản phẩm hoàn toàn mới.

 

TS Bùi Quang Tuấn thì cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, các DN cần phải nhận thức được xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới để đầu tư vào các thị trường sớm thoát ra khỏi khủng hoảng và hồi phục nhanh nhất. Quan trọng nhất là DN phải tận dụng cơ hội để rà soát lại các chiến lược của mình nhằm nâng cao sức cạnh tranh vì cuộc khủng hoảng lần này cũng mang lại những cơ hội đầu tư công nghệ với chi phí thấp và cơ hội hội nhập quốc tế về tài chính ít rủi ro hơn.

 

Trong dài hạn, TS Võ Trí Thành khuyên DN học cách sống với các cú “sốc”: sốc về giá, chính sách, về khủng hoảng bên ngoài. Và dù chưa thể quá lạc quan về tình hình kinh tế ngắn hạn nhưng tin vui mà ông chia sẻ với các DN Việt Nam, đó là thời gian tới họ sẽ được hưởng lợi từ gói “kích cầu khu vực” mà Nhật Bản và Trung Quốc bỏ ra nhằm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng khu vực Châu Á. Hơn nữa, tín hiệu mà Chính phủ phát đi trong thời gian gần đây là ổn định vĩ mô và đảm bảo GDP tăng.

KTĐT

ĐỌC THÊM