Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Kinh tế Mỹ: Hy vọng cuối cùng

Nền kinh tế lớn nhất thế giới đã bắt đầu những thay đổi cần thiết. Nhưng Tổng thống Obama còn phải làm nhiều hơn nữa…

Những cơn bão lũ ghê gớm nhấn chìm tất cả… Rồi khi dòng nước cuốn đi, những gì còn lại chỉ là những thứ trơ trụi: thân cây bật gốc, tài sản thiệt hại không đo đếm được, những con đường và đống hoang tàn đổ nát. Tiếp sau là cảnh con người tìm kiếm trong mệt mỏi hoặc trốn chạy, miệt mài xây những đập chắn và làm lại từ đầu…

Thế giới tự nhiên là như thế, và có một thế giới kinh tế cũng đang biến động tương tự. Cơn bão tài chính dội qua Hoa Kỳ và cuộc suy thoái bắt đầu, có lẽ là tồi tệ nhất kể từ Đại khủng hoảng 1930, đang yếu dần. Kỳ vọng vào một sự tăng trưởng kinh tế ở mức 3% trong năm nay sau khi suy giảm 2.4% vào 2009. Thấp thoáng những tia cầu vồng hy vọng rằng tỷ lệ việc làm sẽ được cải thiện. Và kinh tế sẽ tăng trưởng trở lại. Chỉ còn một thách thức nhãn tiền là với thất nghiệp cao, nhà cửa tịch biên hàng loạt và thâm thụt tài chính công lớn… Ít rõ thấy hơn là một cuộc tái cân bằng đang diễn ra: từ tiêu dùng, bất động sản và cho vay tới xuất khẩu, đầu tư và tiết kiệm. Nhiều hứa hẹn dành cho cả Mỹ và thế giới, nhưng vẫn chưa có điều gì chắc chắn. Điều này phụ thuộc khá nhiều vào chính trị, và nó là vấn đề không của riêng Washington.
 

1.ae.jpg
 
 
Nền kinh tế Mỹ từ hàng thế kỷ nay dựa dẫm vào sự dễ dãi của người tiêu dùng trong chi tiêu, tự nó sinh sôi bằng cách vay mượn và những quả bong bóng về giá được thổi phồng. Nhưng giờ đây nước Mỹ tiết kiệm hơn và vay mượn ít đi bởi vì sự sụp đổ trong giá nhà đất đã tước mất phần lớn khối tài sản của họ. Ngân hàng và các tổ chức tín dụng từng chào đón tín dụng nay lại hạn chế nó. Các công ty bất động sản học cách xây những căn nhà nhỏ hơn, đơn giản hơn. Bản đồ đất nước thay đổi từng ngày. Việc làm ăn của GE hay Citi cũng phải hoãn lại và văn hóa tiêu dùng thường xuyên được định nghĩa sao cho phù hợp hơn. Người ta di cư từ Florida vào bắc Dakota. Biển thế chấp nhà treo đầy ngoài vùng ngoại ô hoặc ngoại thành xa xôi...

Tín dụng khan hiếm và đắt đỏ không phải là nguyên nhân duy nhất. Năng lượng, mặc dù đã từng đắt tới đáng sợ như năm 2008, vẫn chưa bao giờ là rẻ. Người Mỹ giờ chọn mua những loại xe tải nhỏ hơn, đồ dùng tiện dụng đang được dùng nhiều hơn là những loại dầu tái chế, và số lượng dầu và chất đốt trầm tích nằm sâu dưới đáy biển hoặc trong núi đá chợt được khai thác triệt để. Và nếu như tình trạng này còn tiếp diễn, có thể tới 2025 nước Mỹ sẽ phải nhập khẩu khoảng 1 nửa số lượng dầu tiêu thụ giống như chỉ 5 năm về trước.

Đất nước của xuất khẩu

Với việc người tiêu dùng bị buộc sống bằng tiền của riêng mình, các công ty Mỹ sẽ phải tự cung ứng nhiều hơn phần còn lại của thế giới. Có vẻ đây là một yêu cầu quá cao, nhưng với một đồng nội tệ có sức cạnh tranh và tăng trưởng đang diễn ra tích cực ở các quốc gia khác, xuất khẩu của Mỹ vẫn sẽ tiếp tục vượt trội với thế mạnh về những mặt hàng công nghệ cao và dịch vụ. Kết quả sẽ là một cán cân thương mại cân bằng hơn và rộng ra là một nền kinh tế toàn cầu khỏe mạnh hơn.

Hoặc cũng có thể là nên thế. Nhưng những điều ngọt ngào viễn tưởng không thể dễ dàng coi là hiển nhiên. Những quyết sách đối nội và cả đối ngoại sẽ quyết định việc tái cân bằng nền kinh tế là dễ dàng hay đớn đau? Đơn giản thôi, nếu người Mỹ tiết kiệm nhiều và tiêu xài ít trong khi những nước khác hành động ngược lại, nền kinh tế toàn cầu sẽ thịnh vượng hơn. Nhưng nếu người Mỹ tằn tiện trong khi người nước ngoài không thể chi tiêu nhiều, mọi việc sẽ trì trệ lại.

Thặng dư kinh tế toàn cầu từng được thúc đẩy bởi lòng tham của người tiêu dùng Mỹ về đủ thứ từ xe ô tô tới đồ điện tử, từ nội thất tới thời trang. Nếu nước Mỹ tiếp tục tiết kiệm và xuất khẩu ra ngoài nhiều hơn, những quốc gia mới nổi tại châu Á sẽ phải dựa vào những khách hàng trong nước và khách hàng trong khu vực. Điều đó có nghĩa quan niệm rằng sức khỏe của nền kinh tế tương đương với thặng dư thương mại phồng lên sẽ phải thay đổi, cũng đồng nghĩa với việc sẽ có những cải cách vĩ mô ồ ạt để kích thích thu nhập của người lao động tại châu Á, sau đó sẽ thúc đẩy được tiêu dùng. Thực tế là mối quan tâm hiện tại của nhiều người là đẩy Trung Hoa vào việc chạy đua với chính sách y tế, lương và quản trị doanh nghiệp.

Và rõ ràng, một đồng Nhân dân tệ mạnh cũng có thể thúc đẩy quá trình tái cân bằng toàn cầu, mặc dù như thế là nguy hiểm cho người Mỹ khi phải lệ thuộc quá nhiều vào Nhân dân tệ tới mức tôn sùng. Áp thuế song phương với Trung Quốc, đồng thời một số nghị sĩ Dân chủ lại muốn trừng phạt việc Trung Quốc giữ thấp nhân dân tệ, sẽ khiến mọi việc khó mà có thể tái cân bằng: Mỹ chỉ nhập khẩu nguyên vật liệu từ những nơi khác. Và chi phí trả cho những khoản bảo hộ của các nước láng giềng nghèo khổ cũng như những rạn nứt ngoại giao sẽ càng tồi tệ… Do đó, tốt hơn là Obama cũng nên tìm kiếm những giải pháp đa phương hơn là chỉ chú ý vào việc tái cân bằng tại quốc gia mình.

Tằn tiện sao được khi chẳng ai màng tiết kiệm?

Một viễn cảnh về tình trạng kinh tế vĩ mô nguy ngập tại Washington là điều hiển nhiên: Chính sách tín dụng trung hạn nhằm cắt giảm thâm hụt. Có thể sẽ tránh được việc thắt chặt tín dụng vô cùng nguy hiểm trong khi vẫn giữ ổn định thị trường trái phiếu để đảm bảo lãi suất dài hạn không biến động. Sự kết hợp giữa chính sách tài khóa thắt chặt và hệ thống lãi suất thả nổi thấp thường là công thức tạo nên một đồng tiền kém giá trị.

Hàng loạt những cải cách vi mô có thể cũng mang lại kết quả trong việc tái cân bằng. Thuế thu nhập và đầu tư quá nhiều trong khi tiêu dùng lại quá ít. Chính sách của Obama cho tới thời điểm hiện tại dường như đang khiến mọi việc mất cân bằng hơn. Cải cách y tế áp dụng lần đầu tiên  cho loại thuế đánh vào thu nhập từ đầu tư. Chính quyền của Tổng thống đã từ chối khoản thế liên quan tới việc sử dụng nhiên liệu từ carbon. Những khoản bảo hiểm, trợ cấp và ưu đãi cho những khoản thế chấp từng khiến bong bóng nhà đất nổ tung giờ đang được đề xuất tăng thêm. Chính quyền liên bang giờ đứng sau khoảng 60% các khoản thế chấp vay nhà của người dân và ý tưởng tạo nên những khoản hỗ trợ mở rộng và lâu dài đang được mở ra tự do.

Có lẽ Obama cũng nên loại bỏ những thành kiến. Thoát khỏi gánh nặng về giảm thuế nhà đất có thể giúp khống chế thâm hụt và thúc đẩy tái cân bằng. Việc hỗ trợ nên nhằm vào những đối tượng không dễ dàng thay đổi công việc khi khoản thế chấp giờ có giá trị lớn hơn căn hộ của họ. Bằng cách giúp đỡ người dân giảm thiếu gánh nặng nợ thế chấp, Tổng thống có thể sẽ có những bước đi đúng hướng hơn.

Nền kinh tế lớn nhất thế giới đã bắt đầu một cuộc tái cân bằng dài hơi. Tiêu thụ trong nước và vay nợ bên ngoài không thể mãi mãi là động lực cho chính bản thân Mỹ và nền kinh tế toàn cầu. Đó là hy vọng. Và nỗi sợ là hệ thống chính trị ở mỗi nơi không có khả năng giải quyết với tất cả những hậu quả xảy ra.

Economist

ĐỌC THÊM