Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Kiến nghị bỏ cấp phép tự động để bình ổn giá thép

Thời gian qua, giá nhiều mặt hàng thép trong nước có những biến động thất thường, hiện giá thép tháng 7 đã tăng từ 100.000 - 500.000 đồng/tấn so với tháng 6 và giao động quanh mức 12,2 đến 12,8 triệu đồng/tấn.

Trước thực tế trên, tại cuộc họp tháng 7 của Tổ điều hành thị trường trong nước, nhiều ý kiến cho rằng, để bình ổn giá thép, cần tạm thời dỡ bỏ việc cấp phép nhập khẩu tự động đối với một số mặt hàng thép đã quy định.

Tuy nhiên, quan điểm mà Hiệp hội thép Việt Nam đưa ra lại cho rằng, giá thép xây dựng trong nước tăng giá, chủ yếu là do phôi thép trên thế giới tăng giá, với mức tăng từ 500- 560 USD/tấn so với tháng 7.

Ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho rằng, Trong tháng 6/2010, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng đều bị lỗ. Nhưng sang tháng 7, giá phôi, giá phế liệu đều tăng lên nên buộc các doanh nghiệp phải điều chỉnh giá thoát lỗ.

“Nếu tính theo giá bán của các nhà sản xuất thì giá thép tăng không nhiều, khoảng 300.000- 500.000 đồng/tấn, việc tăng giá bất hợp lý chủ yếu do các doanh nghiệp thương mại tư nhân.”

Do vậy ông Nghi kiến nghị, việc áp dụng cấp phép tự động đối với một số mặt hàng thép chỉ mới thực hiện từ 15/7 và thị trường cũng chưa có biến động lớn nên chưa cần rút cấp phép tự động.

Đại diện Vụ Công nghiệp nặng, Bộ Công thương, ông Nguyễn Văn Thắng cũng nhận định, hiện lượng thép nhập khẩu, nhất là thép cuộn tràn vào Việt Nam rất nhiều. “Thị phần thép cuộn trong nước chỉ còn lại 18%, vì thế vẫn cần áp dụng biện pháp cấp phép tự động,” ông Thắng phân tích.

Để bình ổn các mặt hàng, nhất là giá thép hiện nay, ông Trương Quang Hoài Nam, Tổ phó Tổ điều hành thị trường trong nước cũng đề nghị Chi cục Quản lý thị trường các địa phương cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường,

Trong đó, thực hiện chặt chẽ các quy định về đăng ký, kê khai, niêm yết giá nhằm hạn chế tình trạng đầu cơ, găm hàng hoặc tăng giá bất hợp lý.

Nguồn: (Vietnam+)

ĐỌC THÊM