Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

"Khủng hoảng đến muộn, nhưng có thể ở lại lâu hơn"

Nguyên nhân của khó khăn, những giải pháp thực hiện và việc tái cơ cấu nền kinh tế vẫn đang là câu hỏi cần được làm rõ.

Chính vì vậy, khi trao đổi với VnEconomy, nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Xuân Giá, cho rằng, chúng ta sẽ còn gặp khó khăn nếu chúng ta không nhìn thẳng vào thực tế và những gì chúng ta đã làm để đưa nền kinh tế ra khỏi khó khăn như hiện nay.

Ông Trần Xuân Giá - Ảnh: VTC.

Ông nói:

- Tôi kiểm nghiệm ra rằng, những năm nào có số cuối là 8 và 9 thì đều xấu với kinh tế của nước ta. Năm 1978 -1979 là xấu, rồi năm 1988 -1989 cũng xấu và bây giờ là 2009 cũng xấu.

Gần đây, nhiều chuyên gia nước ngoài cho rằng, chúng ta cần phải có đổi mới lần thứ hai. Nhưng quan điểm của tôi thì lại khác, đổi mới là một quá trình liên tục. Nếu lúc nào mà chúng ta dừng đổi mới, thỏa mãn với những gì đã có thì sẽ rất nguy hại.

Vấn đề tái cơ cấu luôn cần thiết, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế suy giảm và chịu nhiều tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới. Một chiếc áo ngày hôm qua có thể rất vừa với bạn, nhưng nếu ngày mai bạn tăng cân lên hay giảm đi một tý thì chắc chắn chiếc áo đấy sẽ không còn phù hợp với bạn nữa.

Do đó, nếu nói rằng, chúng ta nhân tiện khủng hoảng kinh tế để tiến hành đổi mới thì cũng không đúng. Khủng hoảng chỉ là dấu hiệu cho thấy, chiếc áo đã không còn thích hợp nữa. Đến một lúc nào đấy, hoạt động kinh tế nó tự vượt qua giới hạn đó, để bắt đầu một quá trình mới với những hoạt động mới.

Tất nhiên, đổi mới hay cải tổ cần phải có thời gian, có cả một quá trình với nhiều cân nhắc kỹ lưỡng, không thể nóng vội được. Chúng ta nên nhớ rằng, khủng hoảng luôn luôn nổ ra từ vĩ mô, bắt đầu từ vĩ mô, chứ không thể từ đâu khác.

Một số ý kiến cho rằng, Việt Nam sẽ chịu tác động của khủng hoảng kinh tế muộn hơn một số nước khác?

Tôi cũng có quan điểm như vậy. Khủng hoảng thế kinh tế thế giới rất có thể sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế của ta muộn hơn một chút và nhiều khả năng sẽ ở lại lâu hơn.

Một số nước ở châu Á vừa tuyên bố, nền kinh tế của họ sẽ chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế ít nhất là trong 3 - 4 năm. Theo tôi thì thời gian khó khăn của nền kinh tế chúng ta cũng không kém những con số của các nước đó đâu. Thậm chí, nếu không cẩn thận, có thể giai đoạn khó khăn với Việt Nam còn dài hơn.

Hiện nay đang có nhiều dự báo khá lạc quan về thời điểm phục hồi của nền kinh tế. Ý kiến của ông về chuyện này?

Nếu chúng ta bàn đến một vấn đề gì và lợi hay hại thì phải đặt trong hoàn cảnh cụ thể. Khi chúng ta đưa ra thông điệp đó thì phải xem nó lợi cho ai và hại đến ai.

Nên nhớ, yếu tố tâm lý luôn luôn tồn tại ở tất cả các nước, nhưng nó lại thường “chết yểu”. Do đó, có “lạc quan tếu” hay không thì cũng cần phải phân định rõ. Nếu “tếu” đối với nhà nghiên cứu thì vô nghĩa, hay đối với người dân thì cũng không có giá trị nhiều. Nhưng nếu “tếu” đối với nhà quản lý thì rất nguy hiểm.

Vậy theo ông thì thông điệp mà chúng ta cần nhất trong bối cảnh này là gì?

Phải nhìn thật rõ và nói trung thực những gì mình đang có, cái được và cái chưa được, đồng thời có những chính sách nhanh, kịp thời kết hợp với tổ chức thực hiện nhanh chóng, quyết liệt.

VnE

ĐỌC THÊM