Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Giá thép xây dựng hôm nay 2/12: Thị trường không có biến động

Ngày 2/12, thị trường thép trong nước và sàn giao dịch Thượng Hải không có biến động về giá bán.

Giá thép tại miền Bắc

Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát tiếp tục duy trì đà ổn định, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.500 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.600 đồng/kg.

Thương hiệu thép Việt Ý không có thay đổi, với 2 dòng sản phẩm của hãng gồm thép cuộn CB240 ở mức 14.510 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.720 đồng/kg.

Giá thép xây dựng hôm nay 2/12: Thị trường không có biến động - Ảnh 1

Thép Việt Đức giữ nguyên giá bán, với 2 dòng sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.350 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.660 đồng/kg.

Thương hiệu thép VAS, với thép cuộn CB240 ở mức 14.310 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.410 đồng/kg.

Thép Việt Sing, hiện thép cuộn CB240 ở mức 14.310 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.510 đồng/kg.

Thép Việt Nhật, với dòng thép cuộn CB240 có giá 14.310 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.510 đồng/kg.

Giá thép tại miền Trung

Thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.310 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.820 đồng/kg.

Thép Việt Đức, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.620 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.020 đồng/kg.

Thép VAS, với thép cuộn CB240 ở mức 14.260 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.360 đồng/kg.

Thép Pomina, hiện dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.730 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.940 đồng/kg.

Giá thép tại miền Nam

Thép Hòa Phát, dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.360 đồng/kg; trong khi đó, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.570 đồng/kg.

Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 15.580 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.680 đồng/kg.

Thép VAS, dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.310 đồng/kg; còn với thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.410 đồng/kg.

Giá thép trên sàn giao dịch

Giá thép giao kỳ hạn tháng 5/2023 trên sàn giao dịch Thượng Hải hôm nay dừng ở mức 3.739 Nhân dân tệ/tấn.

Theo công ty khai thác BHP của Úc, thép thân thiện với môi trường với quy mô thương mại ở châu Á vẫn còn nhiều thập kỷ nữa mới có thể sử dụng được, vì hydro để thay thế lò đốt than trong sản xuất còn khó khả thi.

"Đội ngũ các nhà máy thép lò cao truyền thống của khu vực tương đối non trẻ (trung bình 12 năm ở Trung Quốc và 18 đối với Ấn Độ) - có nghĩa là sẽ khó để biện minh cho chi phí chuyển đổi chúng sang các cơ sở “sắt giảm trực tiếp” (DRI) được kích hoạt bằng hydro" - Giám đốc phát triển Johan van Jaarsveld cho biết.

Vị lãnh đạo này cho biết thêm, để DRI bền vững về mặt kinh tế ở châu Á, giá của mỗi tấn carbon dioxide thải ra sẽ cần phải tăng lên 100 USD và giá hydro xanh giảm xuống 1 USD/kg.

Carbon đã được giao dịch từ 56 - 62 Nhân dân tệ (7,8 - 8,6 USD)/tấn trên thị trường của Trung Quốc cho đến nay trong năm nay. Ở châu Âu, nơi sản xuất “thép xanh” tiên tiến hơn, giấy phép carbon có giá 58 - 98 EUR (56 - 102 USD)/tấn.

Chi phí của hydro xanh, được tạo ra bằng cách tách nước thành oxy và hydro sử dụng năng lượng tái tạo, có thể mất đến năm 2050 để giảm xuống còn 0,7 - 1,60 USD/kg ở hầu hết các nơi trên thế giới, từ 2,5 - 4,5 USD vào năm 2019.

DRI, liên quan đến việc loại bỏ oxy từ quặng để sản xuất sắt mà không làm tan chảy nó, ít sử dụng carbon hơn nhiều so với sản xuất trong lò cao. BHP có kế hoạch chi 4 tỷ USD để giảm lượng khí thải nhà kính của chính mình trên toàn cầu ít nhất 30% vào năm 2030 so với năm 2020.

"Người khổng lồ" khai thác quặng sắt và than luyện kim đã bắt đầu giới thiệu xe tải điện và tàu thuê chạy bằng khí đốt tự nhiên thay vì dầu để cắt giảm lượng khí thải carbon từ vận chuyển. Nó cũng đang giúp khách hàng phát triển công nghệ thép carbon thấp.

Van Jaarsveld cho biết sẽ mất vài thập kỷ để đạt được quy mô thương mại do cơ sở hạ tầng cần được xây dựng và quy mô sản xuất để cắt giảm chi phí.

Nguồn tin: Kinh tế & Đô thị

ĐỌC THÊM