Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Giá thép sẽ tiếp tục tăng?

 Tháng 7/2010, giá thép bắt đầu tăng sau một đợt giảm giá mạnh trong tháng 6/2010. Nếu không tăng giá thép, các doanh nghiệp sản xuất sẽ khó tồn tại được, theo phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA). 


Đi tìm nguyên nhân 


Ông Nguyễn Tiến Nghi, phó chủ tịch VSA nói trên VnEconomy cho rằng, nguyên nhân giá thép tăng cao cũng do lượng thép tồn kho của các nhà phân phối sang tháng 7 cũng đã cạn dần, buộc họ phải nhập hàng, khiến nhu cầu tăng cao. Và vì thế giá thép cũng theo đà tăng lên. 

Mặc dù, mức tăng giá thời gian qua là khá mạnh, nhưng theo ghi nhận từ  VSA, thời điểm này, giá thép vẫn chỉ được các nhà máy bán ra ở mức 12,5 - 13 triệu đồng/tấn (chưa kể VAT).
 

g
Ảnh minh họa.

 

Ở trong nước, các doanh nghiệp thép trong không chỉ phải cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với thép nhập khẩu, nên không thể tùy tiện tăng giá bán. Thực tế mức tăng đó là cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trong ngành. 

Ông Nghi cũng cho biết thêm: “Phải thừa nhận rằng hiện ngành thép có cả trăm nhà máy nhưng 20% trong số này đang sử dụng công nghệ rất lạc hậu; trên 50% số nhà máy có công nghệ ở mức trung bình. Số còn lại công nghệ cũng chỉ là tiên tiến”.

Đây chính là lý do khiến giá thành sản xuất của thép trong nước vẫn cao hơn so với các nước trong khu vực, dù chất lượng ngang nhau. Còn thép nhập khẩu từ ASEAN vào nước ta đã được áp dụng mức thuế 0%. 

Và có tăng thật? 


Trong tháng 8/2010, lượng thép có thể giảm so với tháng 7 vừa qua, nhưng đến tháng 9 dự báo lượng tiêu thụ sẽ tăng hơn và giá bán có thể tiếp tục tăng. 

Bên cạnh đó, thép là mặt hàng rất khó dự báo giá trong dài hạn. Đặc biệt, trong tình hình hiện nay, 70% lượng phôi thép nước ta vẫn phải nhập khẩu và lượng thép phế phải nhập là 47%. 

Do đó, nếu tới đây giá thế giới có biến động mạnh thì giá trong nước cũng phải điều chỉnh theo. Trong nước, mức giá kỷ lục thép là 21 triệu đồng/tấn là do khi đó giá phôi trên thế giới đã chạm mức 1.150 USD/tấn - Ông Nghi nhận định thêm.

Nguồn Bee. 

ĐỌC THÊM