Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Giá thép hạ, xi măng lại tăng

Vào thời điểm 30/4 vừa qua, giá thép xây dựng đã hạ nhiệt và giảm nhanh hơn cả mức dự đoán của các nhà kinh doanh. Nguyên nhân đầu tiên được biết tới là do một lượng lớn thép Trung Quốc được nhập khẩu và được chào bán với giá thấp hơn nhiều so với thép nội (khoảng 7,7 - 8 triệu đ/tấn).


Điều đó đã kéo theo cả một “phong trào” hạ giá thị trường thép trong nước. Liên tục trong vài ngày qua, giá thép trong nước đã hạ xuống với các mức trên 100 nghìn đ/tấn, cá biệt có những nơi giá hạ tới mức 200 nghìn đ/tấn, thậm chí 300 nghìn đ/tấn.

Một thông tin nữa cho biết, giá phôi thép trên thế giới cũng đang trên đà giảm mạnh hiện đứng ở mức trên 400 - 450 USD/tấn và khả năng có thể sẽ tiếp tục giảm thêm từ 20 - 40 USD/tấn.

Với khả năng khó có thể tăng giá phôi thép trên thị trường thế giới trong quý II này, cộng với dự báo thép Trung Quốc sẽ tiếp tục được tung sang Việt Nam với giá rẻ hơn nữa bởi nguồn hàng bên đó còn rất lớn trong khi tiêu thụ lại chậm, nên hầu hết các cửa hàng kinh doanh thép đã thay đổi đối sách bằng việc xả hàng, giảm giá và hạn chế nhập thép nội.

Đó là tin mừng cho các doanh nghiệp (DN) xây dựng song các nhà quản lý lại rất thận trọng khi nhận định thị trường thép trong quý III vì với sự phục hồi nền kinh tế thế giới và nhu cầu tiêu thụ gia tăng và sự nóng lạnh bất thường của giá phôi thép, thì ngay cả giá thép tại một số nước cũng có thể bùng nổ vào quý III.

 

Bảng giá đối chiếu một số loại thép:

Thị trường phía Bắc (thép nội): 8,7 - 8,8 triệu đ/tấn
Thị trường phía Nam:
Thép Povina: 8,4 - 8,5 triệu đ/tấn
Thép Miền Nam, Vinakyoei:
8,1 - 8,5 triệu đ/tấn thép cuộn
7,8 - 8,4 triệu đ/tấn thép cây.

Trong khi DN xây dựng vừa thở phào về giá thép hạ nhiệt thì lại phải đối đầu với nỗi lo xi măng tăng giá. Nhiều nguồn tin cho biết, tháng 5, 6/2010 giá xi măng sẽ tăng bởi nhiều lý do. Thứ nhất, những tháng này là tháng cao điểm của mùa xây dựng nên nhu cầu xi măng sẽ tăng lên (khoảng 11 triệu tấn) kéo theo giá xi măng tăng theo khoảng 4 - 5%. Thứ hai là do những tác động của chi phí đầu vào (tăng 10% VAT, tăng giá than, tăng giá điện) nên giá xi măng dù đã tăng nhẹ từ tháng 1/2010 (khoảng 20 - 30 nghìn đ/tấn) vẫn sẽ tiếp tục tăng thêm nữa vào tháng 5 - 6.

Theo ông Nguyễn Văn Kiên - TGĐ Cty CP Xi măng X18 (Bộ Quốc phòng), có thể Cty ông sẽ phải điều chỉnh thêm 50 nghìn đ/tấn. Còn theo tính toán của Hiệp hội Xi măng Việt Nam, khả năng tăng giá xi măng thêm từ 100 - 120 nghìn đ/tấn để bù chi phí đầu vào sẽ là khó tránh khỏi. Một nguyên nhân thứ 3 mà ông Đỗ Văn Chiến, GĐ Trung tâm thông tin CN&TM (Bộ Công Thương) đưa ra thì dù lượng cung xi măng đang vượt cầu (khoảng 5 triệu tấn/năm) nhưng nếu không điều phối xi măng và clinker giữa 2 miền Nam - Bắc, khả năng thừa, thiếu cục bộ dẫn đến việc tăng giá bất thường ở một vài khu vực có thể xảy ra.

Điều lo ngại này, mặc dù là có thật, nhưng chắc cũng khó có thể xảy ra ngay trong quý III và các DN có thể yên tâm phần nào bởi việc tăng giá xi măng chắc chắn không gây sốt. Giá xi măng hiện tại ở các tỉnh phía Bắc đang ở mức từ 900 nghìn đến 1,12 triệu đ/tấn.

diaoconline

ĐỌC THÊM