Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Giá than tăng tác động dây chuyền đến thép, xi măng, hoá chất...

Bộ Tài chính mới có thông báo cho phép tập đoàn Than - khoáng sản Việt Nam (TKV) điều chỉnh tăng giá bán than tới các nhà sản xuất xi măng, giấy, phân bón bắt đầu từ cuối tháng 9. Giá than cục bán cho sản xuất phân đạm được tăng 30%, sản xuất phân lân tăng 25% so với giá trước đó, than cám cho sản xuất xi măng, giấy, phân bón cũng tăng 25%. Giá than bán cho các hộ này sẽ được điều chỉnh tăng lần nữa trong quý 4 để đảm bảo thấp hơn giá xuất khẩu tối đa là 10%. Chỉ có ngành điện vẫn tiếp tục hưởng giá bán than ưu đãi (thấp hơn giá thành sản xuất đến 38%) trước khi điều chỉnh theo giá thị trường vào năm 2010.

Theo tính toán của một số công ty chứng khoán, nhờ việc tăng giá bán than, lợi nhuận của các công ty khai thác than và giá cổ phiếu của các công ty này có khả năng tăng lên.

Tuy nhiên, với các ngành sản xuất khác như thép, xi măng, hoá chất… thì chi phí sẽ bị đẩy lên cao. Khối phân tích và tư vấn đầu tư của công ty chứng khoản SSI tính rằng, giá than đầu vào tăng 25% sẽ đẩy chi phí sản xuất của các công ty xi măng lên cao. Đối với những công ty xi măng tự sản xuất được clinker, trung bình mất khoảng 115 -125 nghìn đồng than nhiên liệu để sản xuất 1 tấn xi măng (tương đương 17-20% tổng chi phí sản xuất), thì giá than tăng 25% sẽ làm giảm lợi nhuận gộp khoảng 4%. Nhưng do các công ty xi măng đều đạt kết quả kinh doanh khá tốt kể từ đầu năm, giá bán xi măng có lẽ sẽ không điều chỉnh ngay để bù đắp chi phí sản xuất tăng lên. Tuy nhiên, cũng theo nhóm phân tích và tư vấn đầu tư của SSI, sang năm 2010, do nhiều công ty xi măng sẽ có khó khăn về dòng tiền và do thị trường tiêu thụ nhiều khả năng sẽ được cải thiện, giá bán xi măng sẽ tăng lên, phần nào sẽ bù đắp được cho chi phí sản xuất. Đối với sản xuất phân đạm, việc tăng giá bán than được cho là không ảnh hưởng nhiều đến sản xuất của tổng công ty phân bón và hóa chất dầu khí (DPM), do DPM sử dụng khí tự nhiên để sản xuất phân đạm, không dùng than như công ty đạm Hà Bắc. Đạm Hà Bắc cũng khó tăng giá bán do hiện nay nguồn cung phân bón còn khá lớn.

(sgtt)

ĐỌC THÊM