Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Giá quặng sắt ngày 17/8/2023 tăng do hy vọng vào chính sách hỗ trợ của Trung Quốc

Giá quặng sắt tăng 0,41% lên mức 739,5 CNY/tấn. Giá nguyên liệu sàn xuất thép giao tháng 9 giảm 0,11% lên mức 100,7 USD/tấn.

Trong phiên giao dịch ngày 17/8/2023, giá quặng sắt Đại Liên kéo dài mức tăng sang phiên thứ sáu, được củng cố bởi hy vọng mới về việc Trung Quốc sẽ hỗ trợ chính sách nhiều hơn, sau cuộc họp nội các và các yếu tố cơ bản tương đối khả quan vào thời điểm hiện tại.

Các nhà hoạch định chính sách cho biết Trung Quốc sẽ tiếp tục đưa ra các chính sách thúc đẩy tiêu dùng và thúc đẩy đầu tư trong cuộc họp nội các, sau những khó khăn kinh tế gia tăng với cuộc khủng hoảng bất động sản kéo dài, áp lực giảm phát và tăng trưởng doanh số bán lẻ và sản lượng công nghiệp chậm lại.

Giá quặng sắt được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên của Trung Quốc giao dịch cao hơn 0,41% lên mức 739,5 CNY (tương đương 101,09 USD)/tấn.

Các nhà phân tích tại Soochow Futures cho biết,đồng CNY suy yếu, chênh lệch lớn giữa giá giao ngay và giá tương lai, sản lượng kim loại nóng còn ở mức cao đều hỗ trợ giá quặng sắt.

Triển vọng nhu cầu ảm đạm trong bối cảnh lĩnh vực bất động sản đang gặp khó khăn và việc hạn chế sản xuất thép sắp xảy ra tiếp tục đóng vai trò là những cơn gió ngược và hạn chế dư địa tăng giá.

Trên sàn giao dịch Singapore, giá nguyên liệu sàn xuất thép giao tháng 9 giảm 0,11% lên mức 100,7 USD/tấn, chịu áp lực bởi bình luận hiếu chiến từ biên bản của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho thấy có thể cần tăng lãi suất hơn nữa để chống lạm phát.

Giá các nguyên liệu sản xuất thép khác như than cốc và than luyện cốc trên DCE lần lượt giảm 0,98% và 0,19%.

Điểm chuẩn thép trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải nhìn chung thấp hơn bất chấp các cuộc thảo luận sôi nổi trên thị trường về việc thực hiện các hạn chế sản xuất giữa các nhà máy ở một số khu vực.

Giá thép cây giảm 0,22%, giá thép cuộn giảm 1,04%, giá dây thép cuộn giảm 0,4% và giá thép không gỉ giảm 0,13%.

Một số nhà máy thép xây dựng ở tỉnh Giang Tô, miền Đông Trung Quốc đã bắt đầu cắt giảm sản lượng với mục tiêu giảm sản lượng từ 20% đến 30% trên cơ sở mức trung bình trong nửa đầu năm, các nhà phân tích tại công ty tư vấn Mysteel cho biết trong các báo cáo gần đây.

Cũng theo Mysteel, một số nhà sản xuất thép ở Sơn Đông, miền Trung Trung Quốc, Hà Nam và Thiên Tân, miền Bắc Trung Quốc cũng có kế hoạch giảm quy mô sản xuất.

Cheng Peng, nhà phân tích tại Sinosteel Futures có trụ sở tại Bắc Kinh, cho biết: “Sự yếu kém trên thị trường thép kỳ hạn hôm nay cho thấy các nhà đầu tư đang hết sức thận trọng trước khi chứng kiến việc thực thi cắt giảm sản lượng trên quy mô lớn”.

Trong nửa đầu năm nay, nhu cầu quặng sắt của các nhà máy luyện thép Trung Quốc tăng trưởng rất mạnh. Tuy nhiên, sức mua của Trung Quốc đang dần ổn định trở lại khi các dự án nằm trong kế hoạch kích thích kinh tế của Bắc Kinh hoàn thiện và số lượng dự án mới giảm dần.

Do đó, Công ty nghiên cứu thị trường Fitch Solutions cảnh báo, quặng sắt có thể giảm giá trong vài tháng tới cũng như trong nhiều năm sau. Dự báo, giá quặng sắt có thể giảm từ mức dự kiến 170 USD/tấn vào cuối năm nay xuống 130 USD/tấn vào năm 2022, 100 USD/tấn vào năm 2023 và cuối cùng tụt xuống mức 75 USD/tấn vào năm 2025.

Cơ quan này cũng nhận định rằng, sản lượng khai thác quặng sắt toàn cầu sẽ tăng trung bình 2,4% trong giai đoạn 2021 - 2025, so với mức giảm 2% được quan sát trong 5 năm trước đó. Điều này sẽ dẫn đến sản lượng hàng năm tăng từ 378 triệu tấn lên 3,5 tỷ tấn vào năm 2025.

Ngoài ra, Fitch Solutions cho biết, việc cải thiện tăng trưởng sản xuất từ các nhà sản xuất quặng sắt của Brazil và Australia đã bắt đầu nới lỏng nguồn cung thắt chặt trên thị trường đường biển.

Việc sản lượng từ Vale, một trong những công ty khai thác quặng sắt lớn nhất thế giới, liên tục suy yếu từ năm 2018 đến năm 2020 đã tạo tiền đề cho đà tăng giá cùng với nhu cầu cao hơn của Trung Quốc.

Nguồn tin: Vinanet

ĐỌC THÊM