Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

GDP của Việt Nam quý I phục hồi lên mức 5,7-5,9%

“Việt Nam đã đối phó với cuộc khủng hoảng toàn cầu tương đối tốt. Chúng ta là một trong số ít các nước có nền kinh tế tăng trưởng và đã phục hồi lên mức 5,7-5,9% vào quý 1/2010”. Phát biểu tại Hội nghị “Tăng trưởng và giảm nghèo hậu khủng hoảng tại các nước đang phát triển châu Á” do Chính phủ Việt Nam và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tổ chức, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cho biết.

Thống đốc Nguyễn Văn Giàu lạc quan, năm 2009, trong khi nền kinh tế thế giới tăng trưởng âm, Việt Nam vẫn là một trong số ít các nước có tốc độ tăng trưởng khá cao, đạt 5,32%. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, chỉ số giá tiêu dùng cả năm tăng 6,52%.

“Đầu năm 2009, hoạt động kinh tế suy giảm mạnh, tuy nhiên, nền kinh tế đã phục hồi tích cực trong những quý sau, với sự hỗ trợ của chương trình kích cầu mạnh mẽ bao gồm việc nới lỏng chính sách tiền tệ và gói kích thích tài khóa lớn”- ông Giàu nhận định.

Tình hình xuất khẩu những tháng cuối năm được cải thiện rõ rệt, giúp kim ngạch xuất khẩu hàng hoá năm 2009 đạt khoảng 57 tỷ USD. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2009 mặc dù có suy giảm nhưng vẫn ở mức khả quan đạt 21,5 tỷ USD. Công tác xóa đói, giảm nghèo có nhiều chuyển biến quan trọng, tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2009 giảm xuống còn 12%, và phấn đấu giảm xuống còn 10-11% cho năm 2010.

Theo nhận định của các chuyên gia, thời gian tới, Việt Nam còn phải tiếp tục đối mặt với rất nhiều thách thức tiềm tàng. “Tuy nhiên, với quyết tâm mạnh mẽ và sự chủ động linh hoạt trong công tác điều hành chính sách của Chính phủ, sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, chúng tôi tin chắc rằng Việt Nam sẽ vượt qua giai đoạn khó khăn và hướng tới một giai đoạn phát triển năng động và bền vững hơn”- ông Ông John Lipsky, Phó Tổng Giám đốc thứ nhất IMF tin tưởng.

“Hiến kế” cho sự phát triển bền vững của Việt Nam, ông Vũ Thành Tự Anh- Giảng viên Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright tại Việt Nam cho rằng, để thúc đẩy phát triển kinh tế và giảm nghèo, Chính phủ cần thực hiện cải cách cơ cấu và có các chính sách bình ổn kinh tế vĩ mô, trong đó xử lý tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng cao và ổn định vĩ mô, tự do hóa và các nguyên tắc an toàn. Cũng theo ông Vũ Thành Tự Anh, Chính phủ cần cải thiện vị thế ngân sách, trong đó bao gồm minh bạch hóa đầu tư công và cho các doanh nghiệp nhà nước và giảm thâm hụt ngân sách, đồng thời tăng cường các chính sách hỗ trợ phát triển trong nước.

Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu lại nhấn mạnh vai trò của sự hợp tác với các đối tác trong khu vực và trên thế giới đối với sự đi lên của mỗi quốc gia. “Cuộc khủng hoảng này đã khiến mọi người càng nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của việc hợp tác chính sách giữa các quốc gia. Các quốc gia đã cùng đối phó với khủng hoảng trên nhiều khía cạnh, bao gồm việc tham gia các diễn đàn trao đổi chính sách thu hút đông đảo thành viên hơn. Trong cộng đồng thế giới phối hợp chặt chẽ này, các nước châu Á đang phát triển có tiếng nói ngày càng lớn. Tất cả chúng ta đều sẽ tham gia tích cực vào những nỗ lực xây dựng sự thành công của cả khu vực và sẽ cùng nhau tô những nét màu tươi sáng cho bức tranh kinh tế toàn cầu sau khủng hoảng”- ông Giàu nói.

KTĐT

ĐỌC THÊM