Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Đồng USD phân hóa

Đồng USD phân hóa xu hướng do ảnh hưởng của 2 luồng tin ADP&LIBOR.

USD tăng mạnh

Hai nhân tố lớn tác động ngược chiều đã phân hóa chiều hướng dịch chuyển của đồng USD trên thị trường ngoại hối vào ngày hôm qua. USD tăng giá so với đồng JPY và các đồng tiền thuộc nhóm “tiền tệ hàng hóa” (commodity cuurencies), giảm giá so với đồng EUR và đồng GBP.

Trước tiên, đó là nhân tố hỗ trợ đồng USD của lãi suất LIBOR tăng cao sau khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) kết thúc việc mua vào các tài sản tài chính.

Ngày 31/3/2010 là ngày mà theo kế hoạch, FED sẽ kết thúc chương trình tài trợ cho việc hỗ trợ tăng trưởng kinh tế thông qua vịêc mua vào các tài sản. Đây xem như là thời điểm dự báo cho sự thoái lui của FED khỏi các gói hỗ trợ khẩn cấp cho nền kinh tế, hay nói cách khác, với kinh tế Mỹ đang dần ổn định thì đây còn là cột mốc cho việc FED sẽ từng bước điều chỉnh tăng lãi suất đồng USD trong tương lai gần. Nếu trước kia, đồng USD tương đối thất thế do lãi suất thấp gần mức “zero” thì việc lãi suất USD tăng sẽ làm tăng tính cạnh tranh của đồng tiền vốn vẫn mệnh danh là “hầm trú ẩn an toàn” này. Đi ngược lại xu thế tăng giá đó của đồng USD, chỉ có đồng EUR tăng giá so với đồng USD bất chấp đồng EUR đang gặp nhiều trở ngại. Lãi suất EUR đang ở mức thấp kỷ lục, Ngân hàng trung ương Châu Âu – ECB vẫn đang hướng đến mục tiêu duy trì các gói hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, khác với FED đã và đang rút dần khỏi các chiến dịch ứng cứu thị trường. Vì vậy, các nhà phân tích dự báo xu hướng tăng của tỷ giá EUR/USD chỉ mang tính nhất thời và khó có thể kéo dài.

Trong khi đó, thông tin công bố về số việc làm bị cắt giảm của khối tư nhân Mỹ xấu hơn so với kỳ vọng lại tác động tiêu cực đến đồng USD. Hôm thứ Tư, ADP Employer Services cho biết, giới chủ tư nhân ở Mỹ đã cắt giảm 23.000 việc làm trong tháng 3/2010, từ mức 24.000 trong tháng 2/2010. Việc này khiến các nhà đầu tư tỏ ra thận trọng hơn khi nhìn vào viễn cảnh thị trường lao động Mỹ, rộng hơn đó là sự hồi phục kinh tế Mỹ khi mà ngày 2/4 tới, Bộ Lao động Mỹ sẽ chính thức công bố về tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 3.

Có thể nói kinh tế Mỹ và kinh tế Trung Quốc hiện đang là 2 cỗ máy quan trọng nhất đóng góp cho sự phục hồi của kinh tế toàn cầu. Chính vì vậy, ngoài các thông tin kinh tế Mỹ, tin từ Trung Quốc cũng ảnh hưởng khá quan trọng đến sự biến động của thị trường ngoại hối. Theo đó, với vai trò của “công xưởng của thế giới”, sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành chế tạo Trung Quốc sẽ là rất tích cực cho việc củng cố niềm tin của các nhà đầu tư và do đó có thể dấy lên làn sóng đầu cơ trên các tài sản rủi ro, lợi nhuận cao. Tin về chỉ số sức mua nhà sản xuất PMI TRung Quốc sẽ công bố trong ngày hôm nay, cùng với đó là tin từ Mỹ với doanh số bán ôtô tháng 3; số liệu về số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu; chi tiêu trong lĩnh vực xây dựng và chỉ số ISM khối sản xuất cũng sẽ được công bố.

NH SCB

ĐỌC THÊM