Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Doanh nghiệp tích hàng, đón giá

Từ tháng 3, nhiều mặt hàng chuẩn bị bước vào mùa tiêu thụ. Ở thời điểm giá cả dễ biến động này, các doanh nghiệp sản xuất và thương mại đều mong muốn tích trữ được nhiều nguyên liệu, hàng hóa.

Baodatviet

Theo ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam, tháng 2 rơi vào thời gian nghỉ Tết, nhiều đơn vị, công trình xây dựng tạm thời nghỉ, nhu cầu về thép, vật liệu xây dựng giảm, doanh thu và lượng tiêu thụ các đại lý phân phối chỉ giữ ở mức trung bình. Tuy nhiên, hiện mùa xây dựng bắt đầu, hầu hết trong kho của các doanh nghiệp thành viên đều trữ khoảng 300.000 tấn để chủ động đáp ứng nhu cầu đầu mùa.

Tích trữ trước mùa

Chủ một đại lý thép lớn tại Gia Lâm, Hà Nội tiết lộ, ngay từ tháng 2, đại lý này đã gom hết các nguồn vốn “ôm” vào gần 6.000 tấn thép các loại, các đại lý cỡ nhỏ cũng có ít nhất 1.500 - 2.000 tấn trong kho, một đơn vị “đại gia” còn “ôm” tới 70.000 tấn trong một lần nhập hàng. Theo chủ đại lý này, do dự báo giá thành sẽ tăng cao khi bước vào mùa nên giới kinh doanh thép liên tục gom hàng hoặc đăng ký tồn kho ở các công ty với số lượng lớn nhất có thể.

Dự báo giá thép sẽ tăng trong thời gian tới, nhiều doanh nghiệp tích cực gom hàng. Ảnh: Đức Long.

Các mặt hàng điện lạnh cũng không nằm ngoài quy luật. Ông Nguyễn Quang Đức, Phó phòng Marketing, siêu thị Pico Plaza cho hay, mặt hàng điều hòa cuối vụ năm ngoái đã bị cháy hàng nên năm nay, hầu hết các đơn vị đều tính toán kỹ về số lượng. Pico dự báo, nhu cầu các mặt hàng điện lạnh nói chung trong vụ này sẽ tăng 30 – 50%, trong đó riêng điều hòa có thể lên tới 100%. Không tiết lộ số lượng cụ thể trong kho nhưng người đại diện hệ thống phân phối này khẳng định, bắt đầu từ cuối tháng 2, trong kho của Pico luôn có một lượng hàng lớn điều hòa và tủ lạnh.

Ngoài các mặt hàng chuẩn bị vào mùa, nhiều doanh nghiệp cũng chủ động tích trữ nguyên liệu nhập khẩu khi giá thế giới giảm mạnh. Ông Nguyễn Như So, Tổng giám đốc Công ty CP nông sản Bắc Ninh, cho hay, thời điểm trước Tết, giá nguyên liệu thế giới giảm mạnh, chỉ còn  405 USD một tấn khô dầu đậu tương (hiện là 451 USD mỗi tấn) nên công ty nhanh chóng gom tiền về nhập số lượng lớn nhất có thể để dự trữ.

Nhưng không phải dễ

Ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội thức ăn chăn nuôi, nhận định, việc cảm nhận về diễn biến giá nguyên liệu thức ăn trong đợt biến động vừa qua đối với các doanh nghiệp trong ngành là điều không khó. Nhưng trong ngành cũng chỉ có một vài doanh nghiệp lớn, vốn đầu tư nước ngoài như Citi Group của Thái Lan, Cargill của Mỹ hoặc Công ty CP nông sản Bắc Ninh vốn trong nước là đủ mạnh để tích trữ nước, còn doanh nghiệp nhỏ khác thì không thể.

 Hiện giá thép trên thị trường vật liệu xây dựng đang tăng từng ngày. Kể từ ngày 1/3 đến nay, giá thép bán lẻ đã tăng tới bốn lần với mức tăng tổng cộng 1.600 – 1.700 đồng một kg, thép tấn và thép lá (tôn) tăng khoảng 1.000, thép hình U, I, V tăng khoảng 1.000 đồng. Theo dự báo của các đại lý trong tuần này khả năng thép Thái Nguyên loại phi 18 sẽ tăng thêm khoảng 500 đồng một kg nữa. Giới kinh doanh thép thừa nhận, thời gian qua, nhiều đơn vị thương mại đã kiếm được chút ít chênh lệch do nguồn hàng dự trữ được từ trước đó.

Song, giám đốc của một hệ thống phân phối lớn nhất, nhì Hà Nội hiện nay cũng cảnh báo doanh nghiệp cần thận trọng đối với việc gom hàng điện tử. Vụ “bội thực” tivi LCD năm vừa qua là một ví dụ. Mặc dù đã áp dụng tất cả các chiêu khuyến mãi, đẩy hàng, nhưng hiện nhiều doanh nghiệp vẫn còn đọng tới 40 - 60 tỷ đồng lưu kho riêng cho mặt hàng LCD, chưa kể các loại hàng hóa khác.

ĐỌC THÊM