Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Để thép Việt chiếm lĩnh thị trường Việt

Các doanh nghiệp thép Việt Nam sẽ phải nỗ lực rất nhiều để lấy lại thị phần trên chính quê hương của mình

- Tin từ Thép Việt cho biết, khi giá phôi thép thế giới vừa mới nhích lên, nhu cầu thép trong nước vừa tăng, việc một số doanh nghiệp vội điều chỉnh tăng giá bán liên tục đã gây bất ổn cho thị trường. Với mức giá bán thép hiện nay tại các nhà máy, thép cuộn nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á đang rẻ hơn thép cuộn cùng loại trong nước từ 500.000 - 700.000 đồng/tấn.

 Hiện nay, thép vẫn chủ yếu là tiêu thụ trong nước. Trước đây, Việt Nam hay xuất khẩu thép sang Campuchia nhưng năm nay, thép Thái Lan, Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường này do họ có giá rẻ hơn. Được biết, giá thép thành phẩm của Trung Quốc, Thái Lan đang bán sang thị trường Campuchia với giá chỉ 440 USD - 460 USD/tấn (khoảng 7,9 triệu- 8,2 triệu đồng/tấn) tùy loại, thấp hơn rất nhiều so với giá thép trên thị trường VN.

Trong buổi gặp gỡ báo chí ngày 9.10.2009, ông Nguyễn Mạnh Hà – Chủ tịch Hội đồng Quản trị - Tổng giám đốc Công ty Thép Tiến Lên cho biết: Đối tác nước ngoài của doanh nghiệp này khá nhiều, tuy nhiên, chủ yếu là nhập khẩu nguyên liệu. Còn xuất khẩu sản phẩm thì còn ít.

Thép Việt cũng  cho biết, theo tính toán, thép nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam có giá khoảng 9,8 triệu đồng/tấn. Nếu cộng thêm thuế nhập khẩu, cước vận chuyển, VAT, lãi suất vay vốn, lợi nhuận... chắc chắn không cạnh tranh được với thép nội, chứ chưa nói đến chất lượng. Tuy nhiên, việc các loại thép gia công sản xuất công nghiệp của Trung Quốc đã giảm giá từ 7 - 10% so với đầu quý I/2009, đồng thời nước này đang tìm cách giảm thuế, giảm giá để đẩy mạnh xuất khẩu. Ngược lại, các doanh nghiệp Việt Nam lại tăng giá bán sản phẩm thì trong thời gian tới, thép Trung Quốc sẽ là đối thủ cạnh tranh đáng gờm nhất.

Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp sản xuất thép nên tính đường đi riêng cho mình. Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Quang Vinh – Tổng giám đốc Công ty cổ phần Chứng khoán Việt Nam.

Theo ông Vinh, thép đang lên ngôi tại thị trường Việt Nam nói riêng và cả thế giới nói chung, do nhu cầu sử dụng vật liệu này ngày càng cao, nhất là trong ngành xây dựng. Tuy nhiên, tại Việt Nam, thép xây dựng đang bị cạnh tranh khốc liệt, đặc biệt là từ Trung Quốc và các nguồn khác.

iện nay, nguồn thép hình của Việt Nam phục vụ cho các công trình quan trọng khá bị động trong khâu sản xuất. Còn nguồn về ống đúc, chịu áp lực lớn thì Việt Nam chưa sản xuất được.
Cũng theo ông Vinh, đây là những hướng đi mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể mạnh dạn đầu tư, cải tiến công nghệ để sản xuất các loại sản phẩm này.

Ông Nguyễn Mạnh Hà cũng cho biết: Hiện doanh nghiệp này đã đầu tư vào nhà thép Bắc Nam tại Đồng Nai với số vốn 50%, đến nay đã hoàn thành được 90% khối lượng công việc. Dự kiến sẽ đưa nhà máy vào vận hành vào quý I/2010 với công suất giai đoạn 1 là 300.000 tấn/năm. Giai đoạn 2 sẽ nâng lên 400.000 tấn/năm. Đây sẽ là nhà máy cán thép hình (U, I, V) hiện đại nhất Việt Nam.

Rõ ràng, bài toán hội nhập đã dần buộc các doanh nghiệp phải tính toán khi sản xuất. Nếu như trước đây, thép đang là thị trường bỏ ngỏ thì đến nay, hầu hết thị phần là thép ngoại. Trong vài năm tới, thép Việt sẽ chiếm bao nhiêu thị phần? Liệu có thể thay đổi được cán cân xuất nhập khẩu và phục vụ cho nhu cầu của người Việt?

(Văn Hoá)

ĐỌC THÊM