Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Cuối năm, giá thép khó tăng đột biến

 - "Từ nay đến hết năm 2009, khả năng giá nguyên liệu nhập khẩu còn tăng nên giá thép thị trường trong nước tiếp tục tăng nhưng sẽ khó tăng đột biến...Bởi, việc tăng giá còn phụ thuộc vào sự phục hồi kinh tế thế giới nhưng đa số đều đang phục hồi rất chậm"- ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam cho biết.

Giá thép tăng là phù hợp

Nói về biến động của giá thép trong thời gian qua, ông Cường cho biết "Giá thép xây dựng ở thị trường trong nước lúc đầu giảm mạnh, hầu hết các doanh nghiệp phải chịu lỗ. Sau đó, các doanh nghiệp đã khôi phục dần và trở lại ổn định trong quý I năm nay. Cụ thể: thép cuộn, phi 6- phi 8 ở mức từ 9,4- 10,2 triệu tấn; thép cây, phi 6- phi 8 ở mức từ 10,2- 10,6 triệu/ tấn."

Có thể nói, giá thép cũng biến động không kém gì so với giá xăng, dầu trong những tháng đầu năm nay. Từ tháng 1- tháng 4/2009, giá thép giảm nhưng bắt đầu từ tháng 5 và 6 trở lại đây giá lại tăng, và được điều chỉnh tới 6 lần, thậm chí còn tăng 2 lần trong 1 tháng (tháng 8). Giá thép từ đầu tháng 8 đã tăng dần lên mức từ 10,8- 11,49 triệu/ tấn (chưa bao gồm thuế VAT và trừ chiết khấu

Ảnh minh họa

Giá thép khó tăng đột ngột


Sự tăng giá thép có tác động lớn đến giá các vật liệu xây dựng khác như cát, đá, xi măng... nhưng theo ông Cường, đó lại là sự tăng giá hợp lý. "Sự tăng giá của các doanh nghiệp sản xuất thép là phù hợp với diễn biến của thị trường vì giá phôi thép, thép phế nhập khẩu tăng 120- 130 USD/ tấn, giá nhiên liệu như điện, xăng dầu, than đều tăng, cùng đó tỷ giá USD, tiền lương công nhân cũng tăng. Bên cạnh đó, thuế phôi nhập khẩu tăng từ 5- 8%"...cũng khiến là nguyên nhân khiến giá thành của thép tăng mạnh."

Theo thông tin từ Hiệp hội thép Việt Nam, các công ty thép trong nước đang bị lỗ rất nặng, kinh doanh không có hiệu quả, do tác động của suy giảm kinh tế năm 2008 quá lớn và đến nay vẫn chưa bù lại được. Thêm vào đó là việc đầu tư tràn lam, dàn trải thiếu cơ sở kỹ thuật và nguyên liệu chắc chắn nên hậu quả phải gánh chịu sẽ còn nặng nề trong thời gian tới cũng khiến giá thép tăng.

Do đó, ông Cường khẳng định, từ nay đến hết năm 2009, khả năng tăng của giá nguyên liệu đầu vào vẫn còn nên giá thép thị trường trong nước sẽ tiếp tục tăng. Tuy nhiên, mặt hàng này khó tăng đột biến. Bởi việc tăng giá còn phụ thuộc vào sự phục hồi kinh tế thế giới, nhưng đa số đang phục hồi rất chậm.

Khuyến khích sử dụng thép nội

Trước tình trạng thép trong nước tăng giá mạnh như hiện nay, Hiệp hội thép Việt Nam đã đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan.

Để giảm lượng thép nhập khẩu, trước tiên nên thực hiện chỉ thị của Bộ Chính trị "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Từ đó, khuyến khích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm thép do trong nước sản xuất. Đặc biệt, đối với các dự án xây dựng lớn mang tầm quốc gia cũng nên hướng chủ thi công sử dụng thép nội."- ông Cường nhấn mạnh.

Đồng thời, các Bộ, ngành phải có những biện pháp cụ thể, giúp ngành thép tăng sản xuất. Các cơ quan quản lý tăng cường giám sát, quản lý thị trường chống gian lận thương mại, buôn lậu, trốn thuế,...

Một việc khá quan trọng nữa là phải sử dụng tối đa những điều luật mà Luật thương mại quốc tế cho phép Việt Nam trong quá trình hội nhập để hỗ trợ sản xuất trong nước như: các khoản thuế xuất- nhập khẩu và các biện pháp tự vệ cho phép khi sản xuất trong nước bị đe dọa bởi thép giá rẻ được các nước xuất khẩu nhập ồ ạt vào Việt Nam.

Cùng chung quan điểm trên, thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang cho rằng: "Trong 4 tháng cuối năm 2009, các công ty thép có thể đẩy mạnh sản xuất. Vì thị trường giá cả được dự báo là không đột biến mà thuận lợi, cùng với đà tăng trưởng gần 10% trong 7 tháng qua của toàn ngành thép (so với cùng kỳ 2008)".

Tuy nhiên, Thứ trưởng Quang cũng lưu ý, ngành thép cần chủ động sản xuất thép theo chủ trương của Chính phủ và từ nay đến hết năm 2009 cố gắng để không xảy ra đột biến với ngành này, hướng tới mục tiêu bình ổn thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu vào năm 2010.

(vnMedia)

ĐỌC THÊM