Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Công ty Pomina với mục tiêu xuất khẩu 30% sản lượng thép

Cuối tuần qua, tại TP.Hồ Chí Minh, Công ty CP Thép Pomina cùng Ngân hàng Công Thương Việt Nam (VietinBank) và nhà cung cấp thiết bị CONCAST(châu Âu), đã ký kết xây dựng nhà máy luyện thép lớn nhất Việt Nam (Pomina III) với công suất 1 triệu tấn/năm. 

- Phóng viên Báo Công Thương đã phỏng vấn ông Đỗ Duy Thái, Chủ tịch HĐQT Công ty Pomina về dự án được coi là bước ngoặt trong ngành thépViệt Nam.

 Được biết Pomina hiện đang triển khai dự án lớn trong ngành thép, Ông có thể cho biết chi tiết về dự án ?

Dự án mà Pomina đang triển khai có tổng vốn đầu tư 300 triệu USD và thời gian thi công dự kiến trong 3 năm. Đây được xem như là dự án tạo bước ngoặt quan trọng của ngành thép Việt Nam. Dự án bao gồm 3 hạng mục đầu tư: Nhà máy luyện thép công suất 1 triệu tấn/năm (khởi công xây dựng vào tháng 10 tới)); Nhà máy cán thép công suất 500 ngàn tấn/năm (Đang xây dựng) và một cảng biển có năng lực bốc dỡ đạt 3 triệu tấn năm phục vụ cho nhà máy. Dự án được đặt tại Khu công nghiệp Phú Mỹ (huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu), trong khu vực cảng nước sâu Phú Mỹ.

Đây là dự án được xem như bước ngoặt quan trọng của ngành thép Việt Nam, Ông có thể lý giải điều này và đánh giá về tiềm năng của dự án?

Trước hết nhà máy luyện phôi thép công suất 1 triệu tấn/năm này có vốn đầu tư 1.373 tỷ đồng, VietinBank tài trợ 884 tỷ (64%) còn lại là vốn tự có. Khi nhà máy này đi vào hoạt động sẽ nâng tổng công suất luyện phôi của Pomina lên 1,5 triệu tấn/năm và trở thành doanh nghiệp sản xuất phôi thép lớn nhất cả nước. Lúc đó cùng với các nhà máy và các dự án sản xuất phôi thép khác trên cả nước, Việt Nam có thể hoàn toàn chủ động nguồn phôi thép cho hoạt động sản xuất mà không cần nhập khẩu, theo đúng chủ trương mà Nhà nước đã phát động. Như thế ngành thép Việt Nam có thể tạo nguồn nguyên liệu ổn định, tiết kiệm được nguồn ngọai tệ đáng kể từ việc nhập phôi thép.

Ông Đỗ Duy Thái, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty thép Pomina

Hiện Pomina đang vận hành nhà máy cán thép xây dựng 1,1 triệu tấn/năm có công suất lớn nhất Việt Nam. Sau khi nhà máy cán thép mới 500 ngàn tấn/năm nằm trong dự án trên đi vào hoạt động, Pomina sẽ nâng tổng công suất thép xây dựng lên 1,6 triệu tấn/năm. Cùng với kế họach đầu tư cảng biển công suất bốc dỡ 3 triệu tấn/năm trong dự án sẽ giúp Pomina chủ động được việc vận chuyển và tạo lợi thế cạnh tranh riêng. Dự kiến toàn bộ dự án sẽ mang lại doanh thu 8.000 tỷ đồng/năm và giải quyết việc làm cho hơn 1000 lao động.

Ông dự báo như thế nào về nhu cầu phôi thép trong nước và lợi thế cạnh tranh của Pomina trong lĩnh vực này là gì?

Hiện nhu cầu phôi thép ở Việt Nam khoảng 4 triệu tấn/năm trong khi đó công suất của các nhà máy cả phía Nam và phía Bắc là 3,6 triệu tấn/năm. Vì vậy khi nhà máy luyện phôi công suất 1000 tấn/năm của Pomina đi vào hoạt động sẽ góp phần đáp ứng hoàn toàn nhu cầu của thị trường.

Về lợi thế cạnh tranh, nhà máy luyện phôi mới này của Pomina là nhà máy thứ 20 trên thế giới ứng dụng công nghệ tiên tiến Consteel-Techint của Ý. Đây là công nghệ tiên tiến nhất hiện nay trên thế giới có thể sử dụng nhiệt thoát ra để sấy phế liệu, giúp giảm giá thành sản xuất do tiêu hao về nguyên liệu thấp, đồng thời hạn chế khí thải về môi trường. Cụ thể,với công nghệ cũ trước đây thường áp dụng sẽ phải tiêu tốn hết 570KW điện/1 tấn nhưng nay với công nghệ mới này, lượng điện tiêu thụ giảm đi rất nhiều chỉ còn 390KW/tấn, giúp tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản phẩm.

Được biết hiện nay, Pomina không chỉ tiêu thụ trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài ? Ông có thể cho biết chiến lược tiêu thụ sản phẩm của Pomina trong thời gian tới ?

Mục tiêu lâu dài của Pomina chính là thị trường quốc tế. Hiện nay Pomina cung cấp cho thị trường hơn 1,1 triệu tấn thép xây dựng mỗi năm bao gồm các chủng lọai thép cuộn, thép thanh vằn, thép thanh trơn, thép hình U-I-V đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. Trong đó 92% sản lượng tiêu thụ nội địa và xuất khẩu 8% (tương đương 22,19 triệu USD). Thị trường xuất khẩu chính của Pomina hiện nay là Lào, Campuchia, Dubai và tiểu vương quốc Ả Rập. Tuy nhiên, chiến lược của Pomina trong thời gian tới sẽ cố gắng nâng cao sản lượng xuất khẩu ra thị trường quốc tế, đạt 30% tổng sản lượng bán ra.

Xin chân thành cảm ơn ông!

(Công Thương)

ĐỌC THÊM