Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Cổ phiếu ngành thép đang thấp hơn so với mặt bằng giá chung

“Thép là một trong những ngành sẽ có kết quả kinh doanh (KQKD) khả quan trong quý III và quý IV năm nay. Do vậy, có thể xem xét đầu tư các cổ phiếu thép theo sóng KQKD. Tuy nhiên, nhà đầu tư (NĐT) nên lưu ý tình hình chung của thị trường khi đưa ra quyết định đầu tư“. Đó là đánh giá của CTCK Liên Việt (LVS) trong một báo cáo phân tích gần đây.

Cơ hội

Giá thép thế giới phục hồi mạnh từ quý II đến nay và dự báo sẽ tăng nhẹ từ nay đến cuối năm sẽ có tác động đến giá thép tiêu thụ trong nước.

KQKD quý III có khả năng sẽ có sự đột biến so với cùng kỳ năm trước cũng như so với quý II năm nay. KQKD quý IV cũng được kỳ vọng sẽ duy trì được như quý III, do giá và sản lượng tiêu thụ được dự báo sẽ khả quan.

Các chỉ tiêu P/E, P/B của cổ phiếu ngành thép đang thấp hơn P/E, P/B của thị trường chung, cho thấy mức giá đã khá thấp so với các cổ phiếu khác tính trên EPS và giá trị sổ sách.

Rủi ro

Tỷ giá tăng mạnh làm tăng giá nguyên vật liệu sản xuất thép nhập khẩu, cộng với giá xăng dầu, giá than đang có xu hướng tăng, sẽ làm tăng chi phí sản xuất thép trong nước. Việc Bộ Công thương Trung Quốc quyết định giảm sản lượng thép có thể sẽ có tác động hai chiều đến ngành thép thế giới. 

- Tiêu cực: Làm giảm nhu cầu nguyên liệu sản xuất thép của cường quốc thép này; 
- Tích cực: Làm giảm cung thép thành phẩm, có lợi cho các nước sản xuất thép và giá thép. 

Hiện các khuyến nghị và dự báo của LVS đang nghiêng về kịch bản tích cực, tuy nhiên cũng không loại trừ tình huống tiêu cực.

Quý III: Kết quả kinh doanh khả quan 

Quý II/2010, hầu hết các doanh nghiệp đều có kết quả kinh doanh tăng trưởng âm so với cùng kỳ năm trước. Sang quý III, kỳ vọng sẽ có kết quả đột biến do: sản lượng tiêu thụ toàn ngành tăng trưởng mạnh; giá thép thành phẩm tăng; lượng phôi thép nguyên liệu trong quý III một phần được tích trữ trong quý II với giá rẻ, sẽ làm giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp thép. 

Diễn biến giá cổ phiếu 

Cổ  phiếu  ngành  thép  rất  nhạy  với các  thông  tin  về  giá  thép,  và sóng  cổ phiếu  này thường  bắt  đầu  ngay  khi  có thông  tin  thay đổi giá  thép  trên  thị trường.



So với VN-Index, giá cổ phiếu nhóm ngành thép biến động khá cùng  chiều,  song sức bật của cổ phiếu nhóm ngành này hiện đang cao hơn. 



Đối với ngành thép, khi  lựa chọn cổ phiếu đầu  tư, nhà đầu tư nên  lưu ý đặc điểm giữa nhóm cổ phiếu có  tỷ trọng thương mại cao và nhóm có tỷ trọng sản xuất cao. Hiện các doanh nghiệp thuộc ngành thép niêm yết trên TTCK chia làm 2 nhóm:

- Nhóm có tỷ trọng thương mại cao (HMC, SMC, DTL…): có đặc điểm mua đi bán lại hưởng chên lệch giá nên chịu ảnh hưởng lớn của biến động giá thép thế giới.
- Nhóm có tỷ trọng sản xuất cao (VIS, HSG, HLA…): có tỷ suất lợi nhuận ổn định hơn.

Với những đặc điểm riêng trên, LVS lưu ý các NĐT chọn chiến lược đầu tư phù hợp với 2 nhóm cổ phiếu này. Theo LVS, các NĐT ngắn hạn, có thể tham gia “lướt sóng” trên các cổ phiếu thuộc nhóm thương mại vốn hay có sóng “ăn theo” biến động của giá thép. Đối với nhóm cổ phiếu có tỷ trọng sản xuất cao hơn, LVS khuyến nghị NĐT xem xét đầu tư trung và dài hạn, dựa trên chiến lược kinh doanh và sự năng động của các doanh nghiệp này trong bối cảnh giá thép biến động bất thường.

 


Hiện tại, chỉ tiêu P/E và P/B của hầu hết các doanh nghiệp thép đang được niêm yết trên sàn đều được đánh giá thấp hơn so với thị trường. P/E và P/B bình quân ngành thép ở mức 6,5 và 1,3 trong khi đó VN-Index tương ứng là 12 và 1,6, HNX-Index là 9,74 và 1,5.

Nguồn: vinacorp

ĐỌC THÊM