Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Các kinh tế gia của IMF đã "nhầm lẫn"?

Liệu IMF có thực hiện được nhiệm vụ của mình là giúp các nước thoát khỏi khó khăn kinh tế không? Tại sao trên thực tế, tình hình của các quốc gia đó không những không được cải thiện mà thậm chí còn tồi tệ hơn?

 

 

Bất cứ khi nào một quốc gia gặp phải một vấn đề về cán cân thanh toán hay tỷ giá hối đoái, họ đều có thể đề nghị với IMF một khoản vay khẩn cấp. Để đổi lại, những quốc gia này thường được IMF đặt ra yêu cầu cải cách chính sách kinh tế và tiền tệ, dưới hình thức “chương trình điều chỉnh cơ cấu” (SAP).

 

Dominique Strauss-Kahn - giám đốc điều hành IMF.(Ảnh: Gettyimages).
Trợ giúp của IMF là có lợi hay có hại? (Ảnh minh họa: Corbis)

 

IMF không có quyền yêu cầu các quốc gia thực hiện SAP để đổi lấy một khoản vay, vì điều này là xâm phạm chủ quyền của quốc gia. Chủ quyền là nguyên tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế, theo đó, mỗi quốc gia có quyền thiết lập các chính sách của riêng họ mà không cần bất cứ sự can thiệp nào từ bên ngoài.

Hơn nữa, không một quốc gia nào lại mong muốn đưa ra một chính sách tiền tệ sai lầm, nên việc gặp các vấn đề về tiền tệ, thì hoặc đó là do sự nhầm lẫn của bản thân các chính sách, hoặc là một sự cố ngoài tầm kiểm soát của họ như là thiên tai hay các sự cố của nền kinh tế toàn cầu.

Chính các cuộc khủng hoảng cũng đã đủ gây nên những thiệt hại nặng nề cho quốc gia đó, để thoát khỏi tình trạng này, họ cần những sự giúp đỡ, chứ không cần ai đó kiểm soát rồi làm mất đi quyền tự trị của mình, càng không cần bất kì ai đưa các chính sách và bắt họ phải thực hiện theo.

SAP gây ra nhiều tổn thất cho những nước áp dụng theo. Lý do là: các nhà kinh tế học của IMF có lẽ đã “nhầm lẫn” giữa các biện pháp ổn định tiền tệ với các biện pháp để kết thúc sự ổn định này. IMF có lẽ đã quên mất rằng ở rất nhiều những nước nghèo thì chính sách tiền tệ tốt nhất có thể được thiết lập trước hết phải là phát triển nền kinh tế.

Một ví dụ phải kể đến ở đây là tại Jamaica, nơi mà SAP đã xóa bỏ luật định chống bán phá giá hàng hóa, và kết quả là việc bán phá giá của các công ty từ Mĩ đã “đè bẹp” các ngành công nghiệp địa phương.

SAP cũng trực tiếp ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ ổn định của một quốc gia. SAP thường yêu cầu các nước mở cửa thị trường vốn trong nước. Nhưng một khi dòng tiền có thể chảy vào dễ dàng thì nó chảy ra cũng dễ dàng  không kém. Đây là lý do tại sao chính sách này lại thu hút được các luồng vốn lưu chuyển nhanh mang tính đầu cơ hơn thực tế.

Các khoản đầu tư dài hạn mang nhiều tính biến động đem đến cho các quốc gia một lượng lớn vốn không ổn định (lượng tiền mặt tăng và giảm rất thất thường). Một khi các quốc gia không đủ khả năng kiểm soát nguồn vốn đầy tính biến động đó, sẽ dễ dẫn đến việc vốn bị chảy ra khỏi biên giới và gây ra nhiều hậu quả xã hội nghiêm trọng.

Đồng thời, chính bởi yêu cầu cắt giảm ngân sách của SAP, IMF đã ngăn các quốc gia theo đuổi một hướng tiếp cận cần thiết của Keynes là chấp nhận thâm hụt ngân sách ngắn hạn để tránh một cuộc suy thoái kinh tế dài hạn.

Cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á năm 1997 là trường hợp điển hình của việc các nhà đầu tư hoảng sợ, các ngân hàng quốc tế rút khỏi nền kinh tế châu Á sau một số rủi ro tại Thái Lan.

Thông thường thì các định chế công sẽ tiến hành một vài bước để giảm tình trạng rút vốn, bơm tiền vào thị trường để giúp các ngân hàng tránh khỏi vỡ nợ hay phá sản, đồng thời, mua thêm các loại tiền tệ để ngăn ngừa sự mất giá quá đột ngột... giúp các nhà đầu tư bình tĩnh lại. Đây là những hành động mà Thái Lan, Indonesia và Hàn Quốc đã cố thực hiện.

Cho đến khi IMF bước chân vào, yêu cầu cắt giảm ngân sách và khiến hàng loạt ngân hàng ngay lập tức phải đóng cửa. Kết quả là sự hoảng sợ ban đầu đã trở thành cuộc khủng hoảng toàn cầu, còn các quốc gia châu Á thì vẫn tiếp tục đối mặt với tình trạng phá sản, tăng trưởng thấp và tỷ lệ thất nghiệp cao cho đến tận ngày hôm nay.

IMF về cơ bản là một thể chế thực dân kiểu mới và SAP là một công cụ để thực hiện. Điều này có thể thấy rất rõ trong sự phân bố quyền bầu cử giữa các nước thành viên: Mỹ và các nước châu Âu gần như có quyền phủ quyết toàn bộ.

Theo như truyền thống, Giám đốc quản lý của IMF luôn là một người ở châu Âu, còn chủ tịch của tổ chức anh em của IMF là Ngân hàng Thế giới (World Bank)  thì luôn là một người Mĩ.

SAP được xây dựng theo một hệ tư tưởng mới về chủ nghĩa tự do và luôn luôn áp đặt những biện pháp giống nhau cho mọi quốc gia và cho mọi vấn đề cụ thể của quốc gia đó.

Phương thức làm việc của IMF là: mỗi khi cơ quan này đưa ra một quyết định chính thức, trước hết, họ sẽ lập một bản dự thảo, sau đó là đến điều tra, thăm dò các nước mà được lập dự thảo.

Trong quá trình điều tra, thăm dò, thậm chí các nhà phân tích của IMF còn không rời khỏi khách sạn của họ một bước. Thay vào đó, họ chỉ ngồi bàn luận với nhau và đọc các bản báo cáo của Bộ Tài chính. Vậy rút cuộc thì bàn tay trợ giúp của IMF là có lợi hay có hại? 

Vietnamnet

ĐỌC THÊM