Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

7 sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Quan hệ kinh tế Mỹ - Trung tiếp tục căng thẳng xung quanh vấn đề tỷ giá đồng Nhân dân tệ. Châu Âu chưa thể tìm ra lối thoát cho vấn đề Hy Lạp trong khi OPEC quyết giữ giá dầu ở mức có lợi nhất cho các nước thành viên.

Ảnh: AP
Ngân hàng Trung ương của hai nền kinh tế hàng đầu thế giới là Mỹ và Nhật đồng loạt thông báo giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức thấp với mục đích trợ giúp quá trình phục hồi kinh tế. Trong khi Nhật nối dài thời gian áp dụng lãi suất 0,1%, vốn được duy trì kể từ tháng 12/2008, thì Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cũng không thay đổi mức lãi suất 0-0,25% trong tháng 4 này. Song song với động thái duy trì lãi suất ở mức thấp, Ngân hàng Trung ương Nhật cũng tuyên bố sẽ tăng gấp đôi nguồn vốn giá rẻ cấp cho các ngân hàng thương mại, lên 20.000 tỷ yen (220 tỷ USD) nhằm chống lại tình trạng thiểu phát đang đe dọa đà phục hồi kinh tế Nhật. Ảnh: AP
Ảnh: AP
Quan hệ kinh tế Mỹ - Trung tiếp tục căng thẳng khi Chính phủ Trung Quốc thẳng thừng bác bỏ lời kêu gọi thả nổi đồng Nhân dân tệ của đối tác bên kia bờ Thái Bình Dương. Ngày 15/3, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tuyên bố nước này sẽ duy trì tỷ giá đồng nhân dân tệ ở mức ổn định. Chính sách tỷ giá đồng Nhân dân tệ thấp giúp Trung Quốc thu được 30 tỷ USD mỗi tháng cho "kho" dự trữ ngoại hối khổng lồ 2,4 nghìn tỷ USD. Ngày 17/3, Ngân hàng Thế giới một lần nữa nâng dự báo tăng trưởng GDP cho năm 2010 của Trung Quốc lên 9,5% và khuyên nước này cần áp dụng các biện pháp tài khóa thắt chặt. Ảnh: AP
Ảnh: AFP
Kết thúc phiên họp ngày 17/3 tại Vienna (Áo), các thành viên của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cho biết sẽ giữ nguyên sản lượng khai thác 24,84 triệu thùng một ngày. Lãnh đạo OPEC cho rằng sản lương khai thác như vậy có thể đảm báo cho giá dầu ở mức 80 USD một thùng như hiện nay, mức giá được OPEC cho là "lý tưởng": Vừa giúp thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế thế giới, vừa đảm bảo quyền lợi cho các thành viên của khối. Ảnh: AFP
Ảnh: AFP
Các quốc gia sử dụng đồng tiền chung euro đang bị chia rẽ khá sâu sắc bởi vấn đề Hy Lạp. Trong cuộc gặp với Chủ tịch Nghị viện châu Âu Jerzy Bruzek tại Brussel (Bỉ) ngày 18/3, Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou cho biết nếu các đối tác trong khối EC tiếp tục trì hoãn đưa ra các biện pháp giúp đỡ cụ thể, nước này sẽ phải cầu viện tới Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Ý tưởng này được Đức khá ủng hộ nhưng lại vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy. Lý do được Pháp đưa ra là không muốn IMF can thiệp sâu vào các vấn đề tài chính của EC. Hy Lạp hiện cần thêm khoảng 54 tỷ euro, tương đương 74 tỷ USD trong năm nay, trong đó 20 tỷ euro cần có ngay trong tháng 4 và tháng 5 để trả nợ. Ảnh: AFP
Ảnh: IGJ
Ngày 19/3, Ngân hàng Trung ương Ấn Độ bất ngờ tăng lãi suất cơ bản từ 3,25% lên 3,5%. Lãnh đạo cơ quan này cho biết đây là bước đi cần thiết để đối phó với nguy cơ lạm phát đang ngày một rõ ràng tại Ấn Độ. Với điều chỉnh này, lãi suất cho vay thương mại tại Ấn Độ được nâng từ 4,75% lên 5%. Ảnh: IGJ
Ảnh: FP
Theo báo cáo được Bộ Tài chính Mỹ đưa ra vào ngày 15/3, Trung Quốc tiếp tục là chủ nợ lớn nhất của Mỹ với lượng trái phiếu nắm giữ lên tới 889 tỷ USD trong tháng 1/2010. Con số này hiện đã giảm khoảng 5,8 tỷ USD so với báo cáo trước đó. Đứng thứ 2 trong danh sách là Nhật Bản với lượng trái phiếu nắm giữ ở mức 765,4 tỷ USD. Ảnh: FP
Ảnh: AP
Theo một báo cáo dày 2.200 trang về nguyên nhân sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers mới được tòa án Mỹ công bố, rất có thể các quan chức của ngân hàng này đã sử dụng một thủ thuật kế toán có tên gọi là Repo 105 để che giấu khoảng 50 tỷ USD nợ của Lehman trong giai đoạn từ 2001 đến 2008. Vụ việc vẫn đang trong quá trình điều tra nhưng nếu được khẳng định, đây sẽ là khó khăn rất lớn đối với Lehman, ngân hàng đang rất muốn thoát ra khỏi thời kỳ bảo hộ phá sản.

Vnexpress

ĐỌC THÊM