Để sử dụng Satthep.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Satthep.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Bản tin dự báo thị trường TQ ngày 15/10/2021

Giá cả nhích nhẹ trở lại, với Chính phủ yêu cầu một số nhà máy Giang Tô phải tiếp tục cắt giảm sản xuất thép từ ngày 14/10 để giảm phát thải và giảm tải tiêu thụ điện năng.

Các lò cao lớn ở Giang Tô được yêu cầu giảm tiêu thụ điện 30%. Tỉnh Hà Nam đã yêu cầu một số nhà sản xuất EAF cắt giảm sản lượng 30-50%. Tồn kho thép trên toàn quốc đã giảm 870,000 tấn trong tuần này so với mức tăng 650,000 tấn của tuần trước khi Trung Quốc nghỉ lễ.

Giá xuất xưởng HRC Thượng Hải tăng 40 NDT/tấn lên 5,770 NDT/tấn với giao dịch tăng trưởng từ ngày trước lên 5,666 NDT/tấn. Giá thép cây tại Thượng Hải tăng 10 NDT/tấn lên 5,760 NDT/tấn với việc giao dịch tăng lên khi người dùng cuối dự trữ lại.

Người dùng cuối bắt đầu bổ sung khi thấy giá ổn định. Giang Tô là một trung tâm sản xuất thép cây lớn, do đó đà giảm hạn chế do nguồn cung cấp điện hạn chế đã cắt giảm sản lượng của các nhà sản xuất EAF trong tỉnh. Tồn kho thép cây của các thương nhân và nhà sản xuất đã giảm khoảng 500,000 tấn trong tuần này so với mức tăng 170,000 tấn của tuần trước.

Trên thị trường đường biển, nhu cầu vẫn yếu khiến phần lớn các nhà máy ngưng chào giá. Tuy nhiên, dựa vào phân bổ xuất khẩu hạn chế, cắt giảm trong nước, một số nhà máy lớn giữ vững chào giá tầm 1,000 USD/tấn cfr Việt Nam cho tấm thương phẩm.

Giá của Trung Quốc không thể cạnh tranh trên thị trường Châu Á, với việc Nga đang chào bán 850-860 USD/tấn cfr cho HRC SAE1006.

Triển vọng giá thép những tháng cuối năm sẽ chịu ảnh hưởng từ các yếu tố sau:

Yếu tố hỗ trợ:

_Chính sách trung hòa carbon tăng cường, làm giảm sản xuất thép.

_Chính sách cắt giảm sản xuất mùa đông, làm giảm nguồn cung thép.

_Thiếu điện làm giảm sản xuất thép.

_Giá than đá duy trì ở mức cao, hỗ trợ giá thép.

_Nhu cầu phục hồi dần tại các thị trường Châu Á sau dịch.

_Nhu cầu thép Trung Quốc mạnh trong mùa cao điểm tháng 10-tháng 11.

_ Chi phí năng lượng tăng với chính sách cải tiến quy định giá điện mới của Chính phủ.

Yếu tố cản trở:

_ Cắt giảm sản xuất thép về lâu dài kéo giá nguyên liệu thô giảm, tác động lại giá thép.

_ Bong bóng bất động sản từ vụ Evergrande, làm giảm đầu tư vào lĩnh vực xây dựng cuối năm.

_ Cú đấm hạ nhiệt giá hàng hóa của Chính phủ bằng việc giải phóng hàng dự trữ.

_Thiếu điện làm giảm sản xuất công nghiệp, gây áp lực lên tiêu thụ thép dẹt.

_Áp lực cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ trên thị trường xuất khẩu.

Sản lượng thép dự kiến còn thắt chặt tới cuối năm theo chính sách môi trường và cắt giảm mùa đông sẽ hỗ trợ giá, dù một số khu vực tăng công suất sau khi hoàn thành mục tiêu sẽ khiến giá cả biến động. Với quy định về giá điện mới của Chính phủ thời gian tới, Bắc Kinh yêu cầu tất cả các doanh nghiệp trong nước và người sử dụng công nghiệp phải mua điện từ các sàn giao dịch với giá cao hơn điện từ Chính phủ, làm gia tăng chi phí sản xuất thép.

Giá thép cây trong nước dự kiên tiến gần mức kỷ lục trên 6,000 NDT/tấn hồi tháng 5. Thép dẹt cũng được hỗ trợ tăng trưởng nhưng sẽ thấp hơn.

Trong khi đó, giá xuất khẩu vẫn sẽ duy trì ở mức cao hơn các đối thủ với giá nội địa tăng mạnh, phân bổ xuất khẩu hạn chế. Tuy nhiên, giá quá cao khó thu hút người mua nên giảm bình quân 10-20 USD/tấn trong tháng 10. Mặc dù Việt Nam đã mở cửa trở lại từ ngày 01/10 nhưng vẫn sẽ có những biện pháp hạn chế để ngăn ngừa covid-19, nên nhu cầu không có sự đột biến, cộng với cạnh tranh giá thấp hơn từ các đối thủ Ấn Độ, Nga.

Trong 2 tháng cuối năm, yếu tố trợ giá chính vẫn là giảm sản xuất. Tuy nhiên, các nhà máy đã hoàn thành việc cắt giảm có thể tăng sản xuất trở lại, cộng với nhu cầu các lĩnh vực xây dựng và sản xuất duy trì ổn định, không có sự gia tăng đột biến vì các chỉ số kinh tế giảm. Mọi kích thích kinh tế sẽ có hiệu quả hỗ trợ từ năm sau.

Do đó, giá xuất khẩu HRC SAE Trung Quốc dự kiến sẽ phục hồi nhẹ, dao động trong khoảng 960-980 USD/tấn cfr Việt Nam.